Mỹ: Biểu tình ở 70 thành phố phản đối luật di trú
- Cập nhật: Thứ năm, 29/4/2010 | 2:35:49 PM
Hôm qua 28-4, tại Washington, hơn 20 nghị sĩ gốc Tây Ban Nha, châu Á đã tổ chức một cuộc họp báo bên ngoài tòa nhà quốc hội lên án bộ luật mới của bang Arizona vi phạm quyền dân sự.
Biểu tình tuần hành yêu cầu xem xét lại luật di trú.
|
Theo hãng tin Reuters, các nghi sĩ gốc Tây Ban Nha và đảng Dân chủ sẽ tổ chức biểu tình tuần hành ở hơn 70 thành phố khắp nước vào ngày quốc tế Lao Động 1-5 để yêu cầu tổng thống Obama xem xét lại luật di trú của liên bang. Hành động này nhằm phản đối bang Arizona ban hành lệnh bố ráp di dân bất hợp pháp chủ yếu là người Mexico. Luật này bị chỉ trích là vi hiến và mở đường cho kỳ thị chủng tộc.
Thứ sáu tuần rồi, thống đốc bang Arizona Jan Brewer đã ký một dự luật cho phép cảnh sát của bang và địa phương xét hỏi tình trạng di trú của bất cứ ai nếu nghi ngờ là dân nhập cư trái phép.
Thượng nghị sĩ bang Aizona John McCain ủng hộ dự luật khắt khe nói trên vì cho rằng tổng thống Barack Obama thất bại trong việc “bảo đảm an ninh biên giới”. Những người ủng hộ - đa số là người của đảng Cộng hòa - cũng cho rằng bộ luật nhằm kéo giảm tội phạm (buôn lậu ma túy và buôn người vào Mỹ ). Luật này chủ yếu chống người nhập cư Mexico, nước có chung biên giới với bang Arizona và có thể dẫn tới việc trục xuất hàng loạt di dân Mexico.
Juan Jose Gutierrez, một người tổ chức biểu tình tuần hành ở thành phố Los Angeles, giám đốc một công ty hỗ trợ di dân, dự báo: " những cuộc tuần hành lần này sẽ lớn hơn năm 2006 - lúc đó chỉ có hàng trăm ngàn người biểu tình tuần hành từ Los Angeles đến New York yêu cầu tổng thống George W. Bush xem xét lại luật di trú của liên bang”.
Nhiều bang khác cũng rục rịch học tập bang Arizona
Biểu tình phản đối luật di trú mới trước nghị viện bang ở Phoenix, bang Arizona, ngày 24-4-2010 - Ảnh AP |
Hôm qua, một nghị sĩ Cộng hòa ở bang Texas, bà Debbie Riddle, tuyên bố sẽ trình nghị viện bang vào tháng giêng năm 2011 một dự luật tương tự như luật mới của bang Arizona, một động thái mà các nghị sĩ Dân chủ trong bang cho rằng sẽ là một sai lầm.
Nước Mỹ hiện có khoảng 10,8 triệu người nhập cư trái phép. Xử lý vấn dề này như thế nào thật không dễ cho các ứng cử viên hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong kỳ bầu cử nghị viên cấp bang năm nay. |
Tại bang Alabama, trong một cuộc thảo luận về luật mới của bang Arizona, ứng cử viên chức thống đốc Tim James hứa hẹn nếu đắc cử, ông ta sẽ chỉ cho phép thi lấy bằng lái xe bằng tiếng Anh để tiết kiệm chi phí. Đề thi bằng lái xe hiện hành có bản tiếng Ả Rập, Trung Quốc, Anh, Farsi, Pháp, Đức, Hy Lạp, Nhật, Hàn Quốc, Nga, Tây Ban Nha, Thái Lan và Việt Nam, theo bản tin AOL.
Tim James hùng hồn tuyên bố: ”Đây là Alabama. Chúng tôi nói tiếng Anh. Nếu quý vị muốn sống ở đây thì phải học tiếng Anh”.
Theo tờ Birmingham News, chiêu vận động tranh cử này của Tim James đã bị chỉ trích kịch liệt. James than phiền trên đài MSNBC: ”Tôi đã bị một nhóm phóng viên cực tả đã kích dữ dội”.
Ca sĩ Shakira |
Phong trào phản đối luật di trú mới của bang Arizona hiện đã lan ra nước ngoài.
Ngôi sao nhạc pop gốc Colombia nổi tiếng Shakira dự kiến hôm nay 29-4 sẽ đến thành phố Phoenix, bang Arizona, để hỗ trợ phong trào phản kháng tại đây. Cô sẽ gặp thị trưởng Phil Gordon, cảnh sát và các gia đình gốc La Tinh. Cô cũng có kế hoạch gặp thống đốc Brewer nhưng giờ chót đã hủy bỏ kế hoạch này.
(Theo TTO)
Các tin khác
Công trình đê chắn biển dài nhất thế giới hứa hẹn sẽ trở thành một “xa lộ kinh tế” để Hàn Quốc vươn ra bên ngoài vùng Đông Bắc Á.
Trung tâm Giải quyết Tình trạng Khẩn cấp đã lệnh cho cảnh sát thủ đô Bangkok đóng cửa mọi tuyến giao thông quanh trung tâm thương mại Rajprasong, bắt đầu từ tối qua, trong một động thái mà tờ Nation của Thái Lan cho rằng chuẩn bị để trấn áp biểu tình.
Ngân hàng thế giới (WB) hôm 27/4 cho biết, mỗi ngày, trên toàn cầu có khoảng 4.000 em nhỏ chết vì không được tiếp cận nước sạch và thiếu vệ sinh. Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra tại những nước đang phát triển.
Chính phủ Thái Lan tuyên bố họ đã phát hiện một âm mưu lật đổ Hoàng gia có liên quan đến nhiều thành phần, bao gồm cả phe áo đỏ.