Do dự và đùn đẩy

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/3/2011 | 8:15:15 AM

Chiến dịch "Bình minh Odyssey" mang theo khói lửa và bom đạn từ phương Tây dội vào Libya đã bước sang ngày thứ 6. Thế nhưng, các nước tham chiến vẫn chưa tìm ra được một cơ chế chỉ huy thống nhất, dù "bộ ba" tiên phong Anh, Pháp, Mỹ sơ bộ đã đồng ý để Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) giữ vai trò chủ chốt trong cuộc chiến này.

Libya tiếp tục chìm trong khói lửa chiến tranh.
Libya tiếp tục chìm trong khói lửa chiến tranh.

Vấn đề với liên minh chống Tripoli hiện nay không chỉ là sứ mệnh lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, mà còn là xác định chiến lược cho cuộc chiến tranh tại đây. Có một số câu hỏi mà các nước can dự trực tiếp vào Libya vẫn còn chưa tìm thấy "đáp án".

Đó là: liệu các thành viên tham chiến sẵn sàng đẩy những hành động quân sự đi xa tới đâu để thay đổi chế độ cầm quyền của quốc gia Bắc Phi này? Các thành viên sẽ cung cấp bao nhiêu tài lực và nhân lực? Thời gian tham chiến sẽ kéo dài trong bao lâu? Những câu hỏi này là lý do khiến Anh phải chủ trì một hội nghị quốc tế cấp ngoại trưởng tại thủ đô Lon don vào ngày 29-3 tới.

Điều mà phương Tây quan ngại nhất hiện nay là cuộc chiến tại Libya sẽ không gọn ghẽ như tính toán ban đầu. Lịch sử chiến tranh hiện đại cho thấy, các chiến dịch tập kích đường không và tên lửa chưa bao giờ là phương án triệt để nếu không đi kèm một chiến dịch mặt đất quy mô lớn.

Tuy nhiên, Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) mà liên quân dựa vào đó làm cơ sở pháp lý để phát động cuộc chiến lại không cho phép làm như vậy. Bên cạnh đó, dư luận tại các nước tham chiến sẽ không chấp nhận thêm bất kỳ tổn thất nào về nhân mạng sau những gì diễn ra tại Afghanistan và Iraq.

Rõ ràng, sau màn bom đạn và tên lửa áp đảo cùng những tuyên bố hùng hồn về thiết lập vùng cấm bay để bảo vệ dân thường Libya, giờ đây phương Tây đang rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Gánh nặng trách nhiệm về tiền bạc và con người đang là nguyên nhân chính khiến các bên đùn đẩy vai trò đảm đương "ngọn cờ đầu" tại chiến trường Libya. Ngay cả Mỹ lâu nay vẫn được ví như "cây gậy chỉ huy" của NATO cũng chỉ muốn "buông rèm nhiếp chính".

Giới chức Washington đã thẳng thừng tuyên bố sứ mạng của Mỹ chỉ dừng ở các "hoạt động quân sự có giới hạn tại Libya". Lý do để Nhà Trắng e ngại tại Libya là chính quyền Obama đã có bài học từ Afghanistan và Iraq.

Điều này càng đặc biệt nhạy cảm hơn khi nước Mỹ đang trong giai đoạn "chạy đà" cho cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2012 mà ông Obama đặt tham vọng tái cử. Con đường chính trị của vị Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ này sẽ ít nhiều phụ thuộc vào các quyết định của Washington đối với Libya.

"Bình minh Odyssey" là chiến dịch quân sự đầu tiên mà các thành viên NATO triển khai kể từ khi Khái niệm Chiến lược mới được khối này thông qua vào năm ngoái. Qua đó, "cỗ máy quân sự" lớn nhất hành tinh tự cho phép được thực thi các hành động quân sự vượt ra bên ngoài biên giới của nó với cớ bảo vệ quyền lợi các nước thành viên liên quan tới kinh tế, năng lượng.

Sự thay đổi của Khái niệm Chiến lược mới trên thực tế chỉ nhằm hợp lý hóa những gì NATO vẫn thực hiện lâu nay. Vì tới thời điểm này, "cỗ máy quân sự" khổng lồ - NATO đã có tới 2 thập kỷ kinh nghiệm viễn chinh, từ cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991 với sứ mệnh "giải cứu" Kuwait trước sự tấn công của Iraq đến can thiệp vào cuộc nội chiến ở Bosnia -  Herzegovina năm 1995, tấn công Serbia năm 1999, rồi đến cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan năm 2001 - đỉnh cao về sự can thiệp quân sự bên ngoài lãnh thổ thành viên NATO. Gần đây nhất là cuộc tấn công trở lại Iraq năm 2003 với cái cớ truy tìm vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Tuy nhiên, những thương vong và thiệt hại không đáng có cùng sự bất ổn triền miên ở những khu vực NATO tham chiến ngày càng khiến người ta nghi ngờ về vai trò "kiến tạo hòa bình" mà tổ chức này vẫn nhân danh.

Đơn cử như Serbia, dù đã hơn một thập kỷ trôi qua, nhưng vết sẹo mà NATO để lại cho mảnh đất này chẳng những chưa kịp lành mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến nơi đây thành lò lửa bạo lực có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Nhất là việc các thành viên NATO theo đuôi Mỹ công nhận tỉnh Kosovo thuộc CH Serbia độc lập hồi đầu năm 2008 đã tạo ra tiền lệ nguy hiểm khi kích động gần 5.000 nhóm sắc tộc và ly khai trên toàn thế giới.

Còn Afghanistan, điểm đầu trong cuộc chiến chống khủng bố đang khiến uy tín của NATO suy giảm nghiêm trọng. Trong khi đó, sự bất ổn kéo dài tại Iraq đang ngày càng chứng tỏ NATO đã chọn nhầm sứ mạng khi nhảy vào một cuộc chiến bên ngoài biên giới.

Còn tại Libya, chiến dịch không kích được bắt đầu như một hành động khẩn cấp để ngăn chặn sự sụp đổ của Benghazi, thành trì của phe nổi dậy, nhưng tình trạng không xác định được một chiến lược rõ ràng cả về quân sự lẫn chính trị đang có nguy cơ đẩy các nước tham chiến vào bế tắc.

Một cuộc chiến kéo dài sẽ chỉ khiến thêm nhiều người chết và khó có thể "bảo vệ dân thường" như mục tiêu của Nghị quyết 1973 với chiến dịch vùng cấm bay mà NATO đang thực hiện tại Libya.

(Theo HNMO)

Các tin khác

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng trong các vụ lở đất và sập nhà ở các thị trấn Tachileik và Tarpin, bang Shan miền Đông Bắc Myanmar, do trận động đất mạnh 7 độ Richter tối 24/3 gây ra.

Công ty iRobot của Mỹ vừa tặng Nhật Bản 4 robot, gồm 2 robot mang tên PackBots và 2 robot mang tên Warriors, để kết hợp với các robot Nhật Bản tham gia vào việc phục hồi sau thảm họa động đất, sóng thần.

Cảnh sát chặn lối vào tháp Eiffel sau cảnh báo bom ngµy 24/3.

Giới chức Pháp ngày 23/3 đã phải sơ tán khẩn cấp 4.000 du khách khỏi tháp Eiffel sau khi nhận được một cảnh báo bom và phát hiện một gói đồ khả nghi.

Trong khi cộng đồng quốc tế đang tấn công chính quyền Gaddafi bằng quân sự và phong toả tài sản nhằm cắt mọi nguồn tài chính cho lực lượng trung thành, thì nhà lãnh đạo Libya vẫn đang ngồi trên cả một núi vàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục