Hoà giải Yemen thất bại, bạo lực bùng nổ ở Jordan, Syria

  • Cập nhật: Chủ nhật, 27/3/2011 | 8:56:13 AM

Tại Yemen, đảng cầm quyền ở nước này lại loại trừ khả năng Tổng thống Abdallah Saleh từ chức. Bộ Chính trị của đảng Đại hội toàn nhân dân tối qua đã họp lại và đã quyết định là chỉ giao chính quyền cho “nhân vật do người dân chọn lựa qua bầu cử”.

Người biểu tình đang tiếp tục xuống đường ở Yemen, gây thêm áp lực đòi ông Saleh từ chức.
Người biểu tình đang tiếp tục xuống đường ở Yemen, gây thêm áp lực đòi ông Saleh từ chức.

Tổng thống Ali Abdullah Saleh cũng đích thân lên tiếng bác bỏ đòi hỏi của đối lập buộc ông phải từ bỏ quyền lực ngay, dù trước đó có tin sắp đạt được thỏa thuận để ông ra đi.

Thông tấn xã SABA trích dẫn lời Tổng thống Saleh nói rằng thẩm quyền hợp pháp của ông vẫn còn “vững chắc” và ổn định trước những thách thức. Trong bài diễn văn trước các nhân vật có tên tuổi và các giới chức trong nước, ông nói các đại biểu trong chính phủ ông “vững như núi” và không bị tác động trước các sự kiện.
Trong bài diễn văn hôm 25/3, ông Saleh nói với những người ủng hộ ông sẵn sàng chuyển quyền cho những người mà ông gọi là “thành phần an toàn.”

 

Hôm qua, tại thủ đô Sanaa, chính quyền đã tổ chức cuộc biểu tình ủng hộ tổng thống Saleh. Đảng cầm quyền khẳng định có đến 3 triệu người ở thủ đô và10 triệu người trên toàn quốc xuống đường ủng hộ tổng thống. Nhưng báo chí phương Tây chỉ ghi nhận có vài trăm nghìn người tập hợp ở Sanaa.

Hôm 25/3, nỗ lực hòa giải giữa tổng thống Saleh với tướng Moshen Ali al Ahmar, người đã ngả theo phe chống chính phủ, đã thất bại. Nhưng Ngoại trưởng Yemen hôm qua vừa tuyên bố hy vọng là ngay từ hôm qua sẽ đạt được thỏa thuận về tiến trình chuyển tiếp và ông khẳng định tổng thống Saleh sẳn sàng xem xét mọi khả năng.

Trong khi đó, người biểu tình đang tiếp tục xuống đường ở Yemen, gây thêm áp lực đòi ông Saleh từ chức.

Còn tại thành phố Amman của Jordan, nhiều vụ đụng độ giữa những người biểu tình đòi cải cách và lực lượng an ninh đã xảy ra, làm một người chết và hơn 130 người bị thương. Đây là vụ xung đột đầu tiên giữa lực lượng an ninh và những người biểu tình và cũng là cái chết đầu tiên, kể từ khi phong trào phản kháng tại Jordan khởi đầu cách đây 3 tháng.

Cảnh sát vũ trang đã dùng súng bắn nước để giải tán những người biểu tình và tháo dỡ trại do họ dựng lên tại trung tâm thủ đô.

Cùng ngày, những người chống chính phủ ở miền Nam Syria đã đốt một văn phòng của đảng Baath và một đồn cảnh sát. Vụ việc xảy ra hôm qua tại thị trấn Tafas, sau khi cử hành tang lễ cho 3 người biểu tình chống chính phủ bị giết hôm thứ Sáu.

Trong khi đó, hãng tin AP của Mỹ nói rằng tại thành phố miền biển Latakia đã xảy ra xô xát giữa lực lượng an ninh và người biểu tình. Tại thành phố Daraa, trung tâm của phe chống đối, cũng có những cuộc biểu tình mới để phản đối chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Châu Âu đang lo ngại về vấn đề an toàn điện hạt nhân.

Ngày 25-3, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đồng ý tiến hành stress test (kiểm tra khả năng đáp ứng với những điều kiện khắc nghiệt trong thời gian dài) đối với những nhà máy điện hạt nhân ở 27 nước thành viên, đồng thời khuyến khích, ủng hộ thế giới làm tương tự.

Ngày 25-3, Chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu người dân sống trong khu vực có bán kính cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima từ 20 - 30km phải sơ tán để đảm bảo an toàn. Trước đó, Chính phủ Nhật Bản vẫn khuyến cáo người dân có thể ở trong nhà. Đây là lần đầu tiên chính phủ kêu gọi người dân sơ tán khỏi khu vực phóng xạ.

Ngày càng có nhiều người phản đối chiến sự ở Libya.

Các cuộc biểu tình phản đối các vụ không kích của phương Tây và đồng minh nhằm vào Libya tiếp tục diễn ra trên khắp thế giới.

Ngày 24-3, Chính phủ Bồ Đào Nha đã sụp đổ khi Thủ tướng Jose Socrates quyết định từ chức ngay sau khi kế hoạch cắt giảm chi tiêu mới của ông không được Quốc hội nước này thông qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục