Hy Lạp cam kết thực hiện đối với chương trình viện trợ của EU
- Cập nhật: Thứ hai, 20/6/2011 | 2:39:23 PM
Theo đó, Hy Lạp phải thực hiện đẩy mạnh cắt giảm chi tiêu và tiến hành tư nhân hóa mạnh mẽ.
Bộ trưởng Tài chính Evangelos Venizelos.
|
Ngày 19/6, Bộ trưởng Tài chính mới được bổ nhiệm của Hy Lạp Evangelos Venizelos tuyên bố sẽ hoàn toàn giữ cam kết đối với việc thực hiện các điều khoản trong chương trình viện trợ tài chính của EU và IMF nhằm giúp giải cứu nền kinh tế của nước này.
Phát biểu khi đến tham dự cuộc họp các Bộ trưởng Tài chính khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu tại Luxembourg, ông Evangelos Venizelos nói: “Lần đầu tiên tham dự một cuộc họp trong khối liên minh châu Âu với tư cách là Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp, là một cơ hội lớn để tôi khẳng định lại cam kết của chính phủ và người dân Hy Lạp trong việc thực hiện các cam kết của mình. Chúng tôi sẽ đạt được mục tiêu của mình với sự nỗ lực của người dân và chúng tôi xin gửi lời cám ơn và sự trợ giúp của các đối tác”.
Ngày 20/6, Bộ trưởng Tài chính Nhóm Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ thảo luận nhóm vai trò của khu vực tư nhân tham gia vào quá trình "giải cứu" Hy Lạp.
Hiện EU đang tiến gần hơn với một thoả thuận về gói cứu trợ mới dành cho Hy Lạp sau khi phía nước Đức đồng ý hợp tác với Ngân hàng Trung ương châu Âu để lập ra một kế hoạch cho phép các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào gói cứu trợ mà không bị xem là vỡ nợ.
Mặc dù, trong suốt hơn 1 năm qua Hy Lạp đã nhận được phần lớn số tiền trong gói cứu trợ quốc tế trị 110 tỷ Euro (160 tỷ USD) nhưng nước này vẫn chìm sâu vào nợ nần với khoản nợ công đến nay đã lên tới tới 350 tỷ Euro. Các chuyên gia kinh tế cảnh báo ngay trong tháng 7 tới, nếu Hy Lạp không nhận được khoản vay khẩn cấp 12 tỷ Euro thì phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ. Điều này cũng đồng nghĩa tại cuộc họp Bộ trưởng Tài chính và cuộc họp thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu, dự kiến diễn ra vào các ngày 20/6 và 23 & 24/6 tại Bỉ, các nhà lãnh đạo châu Âu phải gạt bỏ bất đồng để thông qua gói cứu trợ tài chính mới cho Hy Lạp.
(Theo VOV)
Các tin khác
Bảy nước ASEAN đã cùng lên tiếng kêu gọi giải pháp hòa bình và sử dụng Công ước Liên Hiệp Quốc (LHQ) về luật biển để giải quyết tranh chấp ở biển Đông, thống nhất kêu gọi cần phải duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực.
NATO hôm 19/6 thừa nhận, liên minh này phải chịu trách nhiệm về cái chết của hàng loạt dân thường ở Tripoli, trong đó có hai trẻ em mới chỉ chập chững biết đi. Như vậy, chỉ một ngày sau khi đánh nhầm phe nổi dậy, NATO lại giết nhầm một loạt dân thường.
Hôm 19/6, Israel tổ chức diễn tập ứng phó trong trường hợp bị tấn công hàng loạt bằng tên lửa cho 80 cộng đồng dân cư, lực lượng cứu hộ, bệnh viện, cảnh sát... Cuộc diễn tập kéo dài đến hết hôm 23.6.
Hội nghị lần thứ 21 các quốc gia thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 đã diễn ra từ ngày 13-17/6, tại New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đại diện gần 200 quốc gia thành viên Công ước, các nước thành viên Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế.