Nhật Bản bắt đầu cuộc vận động tranh cử Hạ viện
- Cập nhật: Thứ ba, 4/12/2012 | 8:36:16 PM
Ngày 4/12, cuộc vận động tranh cử Hạ viện Nhật Bản đã chính thức bắt đầu với sự tham gia của khoảng 1.500 ứng cử viên đến từ 12 chính đảng ở nước này.
![]() |
|
Đây là con số ứng cử viên lớn nhất kể từ khi Nhật Bản áp dụng chế độ bầu cử theo tỷ lệ đối với các đơn vị bầu cử quy mô nhỏ từ năm 1996.
Từ 8h30' sáng (giờ địa phương), các ứng cử viên đã xuống đường vận động người dân bỏ phiếu, hứa hẹn cuộc ganh đua quyết liệt vào 480 ghế tại Hạ viện, bao gồm 300 ghế thuộc khu vực bầu cử 1 ghế và 180 ghế bầu cử theo tỷ lệ.
Tính đến 11h40', số ứng cử viên tiến hành vận động tranh cử đã đạt 1.475 người. Số ứng cử viên của Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) là 267, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) 333 ứng cử viên và Đảng Cộng sản Nhật Bản (JCP) đề cử 322 ứng cử viên.
Theo điều tra mới nhất của hãng thông tấn Kyodo, các cử tri trung lập sẽ đóng vai trò then chốt trong cuộc bầu cử lần này trong khi lãnh đạo của 12 chính đảng sẽ ganh đua nhau trong các vấn đề như việc đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng kinh tế giảm phát, điện hạt nhân, quan hệ giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Hàn Quốc.
Ngoài ra, chính sách quốc phòng cũng trở thành chủ đề “nóng” sau khi Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên thông báo kế hoạch phóng vệ tinh vào giữa tháng 12 này.
Căn cứ vào sức mạnh của các chính đảng vào thời điểm giải tán Hạ viện cũng như số lượng các ứng cử viên, cuộc bầu cử lần này được cho là hứa hẹn sự đua tranh quyết liệt giữa 4 chính đảng là DPJ, LDP, Đảng Hội duy tân Nhật Bản (JRP) và Đảng Tương lai Nhật Bản (TPJ).
Giới phân tích nhận định sẽ không có đảng nào đảm bảo được đa số ghế tại Hạ viện và dư luận quan tâm một chính phủ liên minh sẽ được hình thành ra sao.
(Theo VOV)
Các tin khác
Phái đoàn đàm phán hạt nhân cấp cao của Hàn Quốc đã lên đường sang Washington ngày 4-12 để trao đổi về vụ phóng tên lửa sắp tới của CHDCND Triều Tiên.

Singapore hôm qua (3/12) đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại trước việc Trung Quốc đưa ra luật mới, cho phép cảnh sát nước này được chặn và bắt giữ tàu thuyền nước khác đang đi lại trong khu vực lãnh hải mà họ tự nhận thuộc chủ quyền của mình ở Biển Đông. Có thể nói, động thái đưa luật mới của Trung Quốc đang gâymột “trận bão lớn” tại khu vực biển đầy sôi động của Châu Á này.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cảnh cáo Tổng thống Syria Bashar al-Assad rằng ông sẽ đối mặt với hậu quả nếu sử dụng vũ khí hóa học chống lại người dân.

Ngày 3-12, Anh, Pháp đã triệu tập đại sứ của Israel để bày tỏ quan điểm phản đối Israel triển khai kế hoạch xây 3.000 ngôi nhà ở khu vực Bờ Tây và Đông Jerusalem.