Chào mừng Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Yên Bái lần thứ XV, nhiệm kỳ 2022 – 2027

Yên Bái quan tâm phát triển đảng viên nữ dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/9/2022 | 7:31:28 AM

YênBái - Trở thành đảng viên từ năm 26 tuổi, chị Lường Thị Thiết, dân tộc Thái khi đó là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ đã nỗ lực phát huy ưu thế đảng viên trẻ trong mọi công việc, nhiệm vụ được giao. Đến nay, với vai trò Chủ tịch Hội LHPN xã, tinh thần tiên phong, gương mẫu của người đảng viên vẫn luôn được chị phát huy.

Lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh trao đổi với cán bộ, hội viên phụ nữ về việc quan tâm, giúp đỡ hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số vào Đảng.
Lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh trao đổi với cán bộ, hội viên phụ nữ về việc quan tâm, giúp đỡ hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số vào Đảng.

"Phúc Sơn có 90% hội viên phụ nữ là người dân tộc thiểu số (DTTS). Trong công tác Hội, mình vừa phải gương mẫu vừa tranh thủ lợi thế là người DTTS để gần gũi, tuyên truyền cho chị em phụ nữ thực hiện tốt các phong trào, hoạt động Hội, nhất là phát triển kinh tế để có cuộc sống tốt đẹp hơn” - chị Thiết chia sẻ.

Người dân Phúc Sơn chủ yếu làm kinh tế nông nghiệp, nên chị Thiết quan tâm nhiều tới việc giúp chị em liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ sự tích cực của chị, Hợp tác xã Nông sản hữu cơ Phúc Sơn được thành lập năm 2020 và 12 tổ hợp tác được thành lập, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hội viên. Sự năng động, nhiệt tình của nữ đảng viên, cán bộ Hội LHPN đã giúp chị em có điều kiện phát triển kinh tế và thêm gắn bó với tổ chức Hội.

Ở những vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống, rất nhiều đảng viên nữ đã phát huy tốt vai trò của người đảng viên, nhất là trong nêu gương và tuyên truyền để phụ nữ thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; loại bỏ các hủ tục, xây dựng đời sống mới, tích cực lao động sản xuất… Bởi vậy, công tác phát triển đảng viên nữ, đặc biệt là đảng viên nữ DTTS luôn được các cấp ủy đảng chú trọng. 

Tại huyện Mù Cang Chải - địa phương có gần 91% dân số là đồng bào Mông, năm 2012, Huyện ủy đã ban hành Kế hoạch về xây dựng, phát triển đội ngũ đảng viên nữ giai đoạn 2012 - 2021. Qua đó, đã kết nạp được 189 đảng viên nữ sau ba năm thực hiện Đề án. Hàng năm, Đảng bộ huyện đều ban hành kế hoạch phát triển Đảng và giao chỉ tiêu cụ thể cho từng tổ chức đảng; trong đó, có chỉ tiêu kết nạp đảng viên là nữ nông thôn; chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội tạo điều kiện cho nữ hội viên, đoàn viên phát huy năng lực, trình độ, rèn luyện, phấn đấu vào Đảng… 

Chị Sùng Thị Mỷ - Chủ tịch Hội LHPN huyện cho biết: "Các cấp hội trên địa bàn huyện luôn chú trọng bồi dưỡng quần chúng, quan tâm phát hiện những hội viên ưu tú và đặc biệt là tuyên truyền để phụ nữ nâng cao nhận thức về vinh dự khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, các cấp hội huyện đã giới thiệu để kếp nạp mới 265 đảng viên nữ; năm 2021 là 62 đảng viên nữ và 6 tháng đầu năm 2022 giới thiệu kết nạp 40 đảng viên nữ”. 

Thực tế cho thấy, việc phát triển nữ đảng viên DTTS cũng gặp rất nhiều khó khăn. Chị Hảng Thị Dông - Chủ tịch Hội LHPN huyện Trạm Tấu cho biết: "Ở địa bàn vùng cao, nguồn phát triển đảng viên nữ DTTS nhìn chung rất khó khăn do trình độ chị em còn hạn chế, không được gia đình tạo điều kiện, nhiều phụ nữ chưa tự tin… Để phát triển được đảng viên nữ DTTS, ngoài việc tham mưu giúp cấp ủy có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện và hỗ trợ đội ngũ cán bộ nữ phấn đấu, rèn luyện, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và thực tiễn công tác, các cấp hội LHPN trong huyện đặc biệt chú trọng tuyên truyền tới chị em và người thân, nhất là người chồng để họ nâng cao nhận thức, tạo điều kiện thuận lợi cho chị em phấn đấu vào Đảng”. 

Nhiệm kỳ 2016 - 2021, các cấp hội LHPN huyện đã chủ động, tham mưu giới thiệu phụ nữ ưu tú để cấp ủy Đảng bồi dưỡng, kết nạp được 232 đảng viên; 6 tháng đầu năm 2022 đã giới thiệu 38 phụ nữ ưu tú cho tổ chức Đảng, qua đó giúp đỡ 28 người được kết nạp Đảng. Trở thành đảng viên, nhiều chị em đã phát huy tốt năng lực của mình, nhất là tham gia công tác xã hội. 

Chị Sùng Thị Công - Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Trạm Tấu chia sẻ: "Được sự giúp đỡ của tổ chức Hội LHPN, tôi được kết nạp Đảng năm 2011 khi mới 22 tuổi. Tôi coi đó là niềm vinh dự và cũng là trách nhiệm để không ngừng nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt những công việc được giao, nhất là trong tuyên truyền để phụ nữ nông thôn thực hiện Cuộc vận động 5 không, 3 sạch, xây dựng nông thôn mới”. 

Tính riêng nhiệm kỳ 2015 - 2020, toàn tỉnh kết nạp được trên 2.100 đảng viên; trong đó, 38% đảng viên người DTTS. Đảng viên DTTS nói chung, đảng viên nữ DTTS nói riêng đã và đang nỗ lực phấn đấu, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu ở vùng đồng bào DTTS, góp phần nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức Đảng tại cơ sở.
 Thu Hạnh

Tags Yên Bái phát triển đảng viên nữ dân tộc thiểu số đại hội đoàn

Các tin khác
Đoàn viên thanh niên khối các cơ quan huyện Trấn Yên giúp các gia đình chính sách ở xã Quy Mông chỉnh trang nhà ở.

Với mục đích xây dựng lớp thanh niên “vừa hồng, vừa chuyên”, có “tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn”, thời gian qua, công tác xây dựng Đảng của Huyện đoàn Trấn Yên luôn được chú trọng.

Lãnh đạo Đảng ủy khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo trao đổi kinh nghiệm xây dựng mô hình trường học hạnh phúc với Ban Giám hiệu Trường THPT Nguyễn Huệ.

Thực hiện hướng dẫn của Thành ủy Yên Bái, Kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng ủy Trường THPT Nguyễn Huệ đã xây dựng Kế hoạch số 343 thực hiện mô hình tiên tiến “Xây dựng môi trường nhà trường thân thiện, học sinh tích cực hướng đến trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc”.

Các đảng viên Chi bộ Văn phòng Trung tâm kinh doanh VNPT Yên Bái sinh hoạt chi bộ tháng 8 qua ứng dụng phần mềm Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái.

Tháng 2/2022, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số 61 triển khai thí điểm sử dụng nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử (STĐVĐT) tỉnh Yên Bái” tại 11 tổ chức đảng đại diện cho các tổ chức đảng trong cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp, xã, phường với tổng số 61 chi bộ và gần 2.000 đảng viên tham gia. Đây được coi là bước đột phá của tỉnh trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào hoạt động của các cấp ủy, tổ chức Đảng, đảng viên.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra mô hình nuôi trâu theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh tại xã Yên Hợp.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Đảng bộ huyện Văn Yên đã chú trọng thực hiện 3 khâu đột phá và 5 chương trình trọng điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục