Trăn trở trong vùng chè nguyên liệu

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/6/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Theo báo cáo nhanh của Phòng Trồng trọt (Sở Nông nghiệp và PTNT), toàn tỉnh đã thu hái được trên 17.500 tấn chè búp tươi trong 5 tháng đầu năm 2007. Nhưng đến thời điểm này vẫn có thể khẳng định rằng: Trong sản xuất chè ở tỉnh Yên Bái chưa có một công ty nhà nước hoặc công ty cổ phần nào thu mua đủ nguyên liệu để các dây chuyền chế biến hoạt động đủ công suất.

Đồng bào Mông xã Púng Luông (Mù Cang Chải) chăm sóc chè giâm bầu phục vụ trồng chè năm 2007. (Ảnh: Thanh Sơn)
Đồng bào Mông xã Púng Luông (Mù Cang Chải) chăm sóc chè giâm bầu phục vụ trồng chè năm 2007. (Ảnh: Thanh Sơn)

Công ty Chè Việt Cường ở huyện Trấn Yên là một doanh nghiệp ở trong tình cảnh đó. Ngày 22/5, đơn vị mới chính thức sản xuất chè đen - một sản phẩm chính của công ty. Nhưng sau 8 ngày dây chuyền hoạt động, sản lượng chè búp tươi cũng chỉ thu mua được 4 - 6 tấn, trong khi công suất nhà máy là 18 - 20 tấn/ngày.

 

Công ty Chè Việt Cường có tới 300 ha chè kinh doanh, tuy tuổi chè đã trên dưới 30 năm nhưng nhờ tăng cường chăm bón nên năng suất được đảm bảo. Trước vụ chè, các hộ dân trong vùng đang hưởng sự hỗ trợ cây giống và vật tư phân bón của Công ty cũng đã được mời đến để tập huấn kỹ thuật thâm canh và bàn giải pháp cho một vụ làm ăn mới. Thế nhưng búp chè tươi vẫn không vào được nhà máy.

 

Được biết ba xã Việt Cường, Việt Hồng, Vân Hội của huyện Trấn Yên có chừng năm, bảy trăm ha chè nhưng đã trở thành tâm điểm tranh mua chè nguyên liệu. Phải tới hàng chục “đầu nậu” thu mua chè búp tươi của các cơ sở sản xuất trong tỉnh, rồi tỉnh Phú Thọ, thậm chí cả Tuyên Quang cũng tìm đến. Giá thu mua được đẩy “vống” lên có lúc tới 4.500 đồng/kg, còn trung bình cũng 3.000 đồng/1 kg. Chất lượng búp không biết có đạt được loại II, loại III ? Nhưng nghe đâu người ta thu mua ào ạt như vậy để sản xuất ào ạt ra một thứ chè tạm gọi là “chè vàng” và bán sang Trung Quốc. Thực tế này, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT đã xác nhận.

 

Cây chè không những bị khai thác triệt để ngay từ những ngày đầu vụ, mà còn có tin rằng, trước đó tháng 11-12 năm 2006 (cuối vụ chè trước) đã có diện tích được thu mua kiểu chè cắt (bằng liềm) với giá 1.000 đồng/kg. Và như vậy, người dân chỉ cần thiếu đầu tư thâm canh thì cây chè cũng đã suy giảm năng suất rất nhiều, chưa nói tới búp chè khó đạt tiêu chuẩn để làm ra những sản phẩm chè chất lượng cao.

 

Một vài doanh nghiệp đã hoạt động cầm chừng vì có nguồn chè do đơn vị tự sản xuất như: Công ty cổ phần Chè Liên Sơn, Công ty cổ phần Chè Trần Phú, Nghĩa Lộ, Văn Hưng… Nhưng họ cũng không thể nâng được giá mua chè búp nguyên liệu lên cao hơn, hoặc ngang bằng giá thị trường để tranh chấp bởi liên quan tới chi phí lớn cho một sản phẩm có giá trị bán ra chưa cao.

 

Một tín hiệu vui cho doanh nghiệp thiếu nguyên liệu là giá “chè vàng” đã giảm nhanh tới non nửa và có thể nước ngoài sẽ không mua nữa. Nguyên liệu chè búp tươi sẽ quay lại với các cơ sở sản xuất trong tỉnh với hy vọng việc chế biến chè sẽ “khởi sắc” vào chính vụ. Thế nhưng, số “chè vàng” đã sản xuất ra đã xuất bán hết chưa? Nếu tồn đọng thì giải quyết thế nào? Bài học nông dân - doanh nghiệp - thị trường trong sản xuất chè dường như là một guồng quay không bao giờ dứt và câu trả lời là sự giải đáp thỏa đáng những mối quan hệ đó.

 

Minh Quang

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục