Trồng cây sưa hy vọng thành tỷ phú?

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/8/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Gần đây, đi đến đâu cũng thấy bà con nông dân bàn tán và tính chuyện làm giầu từ trồng cây sưa (một loài cây thân gỗ), giá một kg gỗ đắt như vàng.

Trồng cây sưa không đòi hỏi kỹ thuật hay chăm bón gì mà trồng như cây gỗ tự nhiên chỉ năm mười năm cho thu cả trăm triệu đồng/cây. Theo một số thông tin thì giá 1 m3 lõi cây sưa trên thị trường hiện là từ 500 triệu đồng. Nhiều hộ dân bán cả lúa, gà, lợn...để lấy tiền mua giống cây sưa về trồng.

Một trong những nguyên nhân tạo nên cuộc săn lùng cây sưa về trồng là trong thời gian vừa qua rộ lên cơn sốt tìm kiếm, khai thác cây gỗ sưa (người dân địa phương gọi là cây trắc thối). Người ta đồn thổi rằng loại gỗ này có thể dùng ướp xác người chết hàng trăm năm sau vẫn không bị phân huỷ. Hoặc đồn rằng, gỗ này được xuất khẩu để nghiền thành bột ướp xác. Người lại nói dùng để chế dược liệu phòng tránh một số bệnh nan y, ngày xưa các bậc vua, chúa thường dùng. Kẻ nói chất chiết xuất từ loại gỗ này dùng để chống gió độc, chống muỗi trong xây dựng nhà... Chính vì vậy, nó mới có giá cao. Nhưng qua các vụ việc mà cơ quan chức năng phát hiện và điều tra qua các tay buôn bán vận chuyển gỗ sưa thì thật là lắt léo khó tin.

Theo Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam giám định: cây sưa mà người dân đồn đại có bột dùng để ướp xác người trăm năm sau không bị phân huỷ, chính là cây giáng hương, thuộc nhóm gỗ 1A, chứ chẳng quý hiếm gì cả. Theo giáo sư Nguyễn Lân Dũng (có bài trao đổi trên báo Nông Nghiệp Việt Nam ngày 29-6-2006), hiện nay có hai cây có tên gọi là cây sưa một là cây trắc trắng (D.boniana), cũng còn gọi là cây sưa, hai là cây trắc thối (D. rimosa vat. tonkinensis), cũng còn gọi là cây sưa.

Không biết giá trị thực hư của cây gỗ sưa như thế nào, nhưng hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều "nhà cung ứng" giống cây sưa, từ vùng thấp đến vùng cao, không chỉ bán tại một điểm cố định mà người ta còn dùng xe máy, xe đạp thồ chở giống đến các vùng quê để bán. Giá một cây sưa giống được bán với giá 10 ngàn đồng, rất nhiều người dân đã mua về trồng, người thì 5 cây, nhà thì 10-15 cây. Họ mua trồng với một tâm lý rất thoải mái và hy vọng vào một điều kỳ diệu, bỏ ra 100 ngàn đồng là mua được 10 cây, trồng năm mười năm sau là cho thu cả tỷ bạc. Với ý nghĩ đó đã có rất nhiều người dân nông thôn mua giống cây sưa về trồng.

Vừa qua, đi công tác tại huyện Trấn Yên, đến thăm nhà ông bạn, ông hồ hởi nói: "Tôi vừa bỏ ra 500 ngàn đồng mua được 500 cây sưa giống về trồng chỉ năm năm nữa tôi sẽ trở thành tỷ phú. Ông có biết giá một kg gỗ sưa là bao nhiêu không? 700 ngàn đồng đấy! Với số cây sưa vừa trồng bán rẻ cũng thu vài tỷ đồng. Mấy hôm nữa tôi mua thêm vài trăm cây nữa về trồng!"

Một người nông dân đầu tắt mặt tối như ông bạn tôi mà vẫn khó khăn, giờ chỉ cần trồng vài cây sưa ở vườn nhà vài năm sau là giầu có thì không vui sao được! Tôi cũng chưa được biết giá trị thật của cây sưa như thế nào nên cũng không dám khuyên can điều gì. Nhưng thú thật tôi không tin vào những điều mà người ta nói về giá trị cây sưa lắm, bởi lẽ giá trị cao như vậy mà lại dễ trồng, giống thì nhiều vô tận như vậy tại sao từ bao đời nay người ta không trồng thành rừng mà thu bạc tỷ. Và giống nhiều như vậy còn gọi gì là cây quý hiếm nữa?

Đất đai thì ở đâu mà chả có, nhiều thì không dám nói chứ đất để trồng năm bảy cây sưa thì hầu hết gia đình nông dân nào cũng có thể làm được. Và rồi bao nhiêu chuyên gia nghiên cứu giống cây lâm nghiệp mà không biết, cứ vận động nhân dân trồng rừng kinh tế bằng keo, bồ đề, bạch đàn, sau bảy năm giá trị cả ha thu lại chưa bằng nửa cây gỗ sưa...?

Để tìm hiểu thêm về giá trị thực của cây sưa đang bán trên thị trường chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Kiều Tư Giang - Chi cục trưởng Chi cục phát triển lâm nghiệp tỉnh. Ông Giang cho biết: "Cây sưa hay còn gọi là cây huỳnh đàn, huê mộc, trắc thối...thuộc nhóm 1A (cây có nguy cơ tuyệt chủng cao và nằm trong danh mục cấm buôn bán, vận chuyển).

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa ai dám chắc rằng cây sưa đang bán trên thị trường là cây gì thuộc nhóm nào và giá trị thực của nó là bao nhiêu? Hiện nay, tỉnh cũng chưa có một hướng dẫn văn bản nào cho trồng cây sưa này. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện khá nhiều điểm bán giống cây sưa giá dao động từ 2-10 ngàn đồng/cây. Bà con nhân dân đã mua về trồng với hy vọng thu nhập cao. Toàn bộ số giống cây sưa này đều được vận chuyển từ nơi khác về bán chứ trên địa bàn tỉnh không có điểm nào sản xuất.

Chi cục đang cử cán bộ xuống các cơ sở cung ứng giống để kiểm tra nguồn gốc giống và xác định đó là giống cây gì. Khi chưa có kết luận của các cơ quan chức năng Chi cục khuyến cáo bà con nông dân chưa nên trồng giống cây này, mà có trồng thì cũng phải xem xuất xứ giống cây ở đâu, chất lượng giống như thế nào?!".

Thanh Phúc

Các tin khác
Ông Lê Cao Vi (bên phải) là hộ trồng rừng kinh tế nhiều nhất ở xã An Bình (Văn Yên).
(Ảnh: Quỳnh Nga)

YBĐT - Thực hiện chiến lược bảo vệ, phát triển rừng trong những năm qua cùng với cơ chế chính sách của trung ương, tỉnh còn có nhiều cơ chế thông thoáng hỗ trợ sản xuất và phát triển lâm nghiệp nói chung và nghề rừng nói riêng. Không chỉ làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, các tổ chức, nông lâm trường, bà con nhân dân các dân tộc tích cực tham gia trồng rừng. Kinh tế đồi rừng đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, các nhà máy, cơ sở chế biến gỗ rừng trồng ngày một phát triển thu hút và giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động.

Từ 1/9/2007, tất cả cán bộ, CNVC, lực lượng vũ trang tỉnh Yên Bái thực hiện đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy. (Ảnh Thanh Hương)

YBĐT - Trong 6 tháng đầu năm 2007, cả nước có 6.910 người chết vì tai nạn giao thông, trung bình mỗi ngày 38 người tử vong. Còn ở Yên Bái, 43 người đã chết vì tai nạn giao thông, trong đó tai nạn giao thông đường bộ làm chết 40 người. Hàng chục người bị thương, nhiều người phải nhập viện, hàng trăm phương tiện bị hư hỏng vì tai nạn giao thông.

Các em thiếu nhi chọn mua truyện tranh.

YBĐT - Hiện nay, thể loại truyện tranh dành cho thiếu nhi với nội dung chính là tình yêu và bạo lực có xu hướng bùng nổ mạnh mẽ. Điều đó ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển lành mạnh của thanh thiếu niên - lứa tuổi còn non nớt cần có sự định hướng tích cực để phát triển nhân cách.

YBĐT - Thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái”, phóng viên YBĐT đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Văn Quỳnh - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT), Phó ban thường trực Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục