Yên Bái: Đào tạo nghề những nhu cầu và yêu cầu thực tế

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/5/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Theo ông Hoàng Đức Vượng - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Yên Bái, thì: “Cần phải thực hiện đồng bộ, thường xuyên, lâu dài các biện pháp đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đổi mới cơ chế chính sách quản lý các cơ sở dạy nghề nhằm khuyến khích hoạt động dạy nghề và tăng cường nguồn lực đầu tư nâng cao quy mô, chất lượng dạy nghề. Trước mắt, để đạt được mục tiêu tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao quy mô và chất lượng lao động qua đào tạo nghề của tỉnh...

Đạo tạo nghề để nâng cao trình độ sản xuất là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Đạo tạo nghề để nâng cao trình độ sản xuất là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Thực tế đang đặt ra nhu cầu lớn về đào tạo nghề, không những để đáp ứng nhu cầu sản xuất của địa phương mà còn để giải quyết các vấn đề xã hội. Ông Nguyễn Khắc Chung - Trưởng phòng Quản lý đào tạo nghề, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái cho biết: “Theo số liệu thống kê, ước tính hàng năm số học sinh có nhu cầu đào tạo nghề là 14.000 người. Cùng với số học sinh chưa đi học các trường chuyên nghiệp ở những năm trước và số này hàng năm thì việc đào tạo nghề cho lực lượng thanh niên, học sinh là hết sức bức xúc và là một nhiệm vụ lớn cần được tập trung giải quyết”.

Mặt khác, hiện nay Yên Bái có tới 80% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và đa số chưa qua đào tạo nghề. Số lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nghề, mới chỉ được kèm cặp truyền nghề để tham gia vào sản xuất do đó năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao. Qua khảo sát tại các công ty xây dựng, giao thông, lực lượng lao động trực tiếp chỉ có 20% đã qua đào tạo, còn lại là thợ truyền nghề, lao động phổ thông mùa vụ, nhiều cơ sở sản xuất chè 100% công nhân chưa qua đào tạo. Số lượng lao động được đào tạo chính quy ở trình độ trung cấp nghề còn rất hạn chế, cơ cấu ngành nghề đào tạo còn chưa cân đối. Lực lượng lao động này rất cần được khảo sát, đánh giá trình độ tay nghề để từ đó có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề đáp ứng với điều kiện sản xuất.

Trước những nhu cầu thực tế này, đẩy mạnh đào tạo nghề là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra. Theo ông Hoàng Đức Vượng - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Yên Bái, thì: “Cần phải thực hiện đồng bộ, thường xuyên, lâu dài các biện pháp đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đổi mới cơ chế chính sách quản lý các cơ sở dạy nghề nhằm khuyến khích hoạt động dạy nghề và tăng cường nguồn lực đầu tư nâng cao quy mô, chất lượng dạy nghề. Trước mắt, để đạt được mục tiêu tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao quy mô và chất lượng lao động qua đào tạo nghề của tỉnh, góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn quốc đạt 50% vào năm 2010, ngành lao động thương binh và xã hội đã đưa ra hai giải pháp, là củng cố phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề và thực hiện phổ cập đào tạo nghề trong toàn tỉnh”.

Theo đó, cần phải tập trung phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề công lập, khuyến khích thành lập các cơ sở dạy nghề đào tạo công nhân kỹ thuật có trình độ cao, các cơ sở dạy nghề cho các đối tượng đặc thù như lao động nông thôn, thanh niên dân tộc, dạy nghề cho người nghèo, dạy nghề gắn với xuất khẩu lao động…; xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để góp phần đa dạng hoá các loại hình cơ sở dạy nghề như các cơ sở dạy nghề của nhà nước, tư thục, cơ sở dạy nghề thuộc các doanh nghiệp, các lớp dạy nghề tại các khu công nghiệp, các làng nghề; đổi mới hoạt động của các cơ sở dạy nghề hiện có, đổi mới hình thức và phương pháp đào tạo như đào tạo tập trung, lưu động, kết hợp đào tạo nghề với đào tạo kiến thức phổ thông cho người học nghề, đẩy mạnh liên kết, hợp tác đào tạo, tăng cường việc đào tạo theo nhu cầu, địa chỉ sử dụng để nâng cao hiệu quả đào tạo; khuyến khích, thu hút sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, tổ chức trong việc mở các lớp dạy nghề cho lao động địa phương ngay tại địa bàn dân cư, tại nhà máy, xí nghiệp...; tiếp tục tăng cường nguồn lực đầu tư về cơ sở vật chất chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện theo đúng lộ trình nâng cấp Trường Trung cấp Nghề thành Trường Cao đẳng Nghề trong năm 2008, nâng cấp Trung tâm dạy nghề Nghĩa Lộ thành Trường Trung cấp Nghề vào năm 2009...

    Xuyến Chi

Các tin khác
Công nhân Công ty Công trình và Môi trường đô thị làm vệ sinh tại khu vực Công viên Yên Hòa (thành phố Yên Bái).

YBĐT - Dù đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi nhưng theo đánh giá quá trình thực hiện CQGVYTX, nhưng đối với tỉnh Yên Bái trong 10 chuẩn thì chuẩn vệ sinh môi trường luôn là chuẩn khó thực hiện nhất.

Công nhân Công ty Xây dựng cầu đường số 2 tu sửa,
bảo dưỡng đường. (Ảnh: Tô Anh Hải)

YBĐT - Cuối tháng 4 năm 2008, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Yên Bái tiến hành kiểm tra 14 doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, trong đó có 4 doanh nghiệp Nhà nước, 10 công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH).

Thu mua chè ở xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn.

YBĐT - Ngày 4-4-2006, Ban thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái đã có Nghị quyết số 02-NQ/TU về phát triển, nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến, kinh doanh chè.

Tình trạng buôn bán, vận chuyển gia cầm không có kiểm soát vẫn diễn ra phổ biến.

YBĐT - Để bảo đảm cho chăn nuôi phát triển, ngành nông nghiệp, các huyện, thị thường xuyên phun thuốc khử trùng, tiêu độc tại các cơ sở chăn nuôi, chuồng trại, khu đông dân cư, nơi buôn bán, giết mổ gia cầm, gia súc. UBND tỉnh đã có Công điện số 07/CĐ-UBND ngày 03/04/2008 gửi các huyện, thị, thành phố; Chi cục Thú y có công văn yêu cầu các trạm thú y thiết lập, củng cố các chốt kiểm dịch...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục