Xây dựng cơ sở vật chất trạm y tế tuyến xã ở Yên Bái:

Cần có các giải pháp đồng bộ

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/7/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Cùng với con người, cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng khám, chữa bệnh của của các cơ sở y tế. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng thực tế hiện nay, cơ sở vật chất của các trạm y tế ở Yên Bái đa số chưa đáp ứng được nhu cầu. Cùng với tiêu chuẩn môi trường, cơ sở vật chất là chuẩn thứ hai đạt thấp theo chuẩn y tế quốc gia.

Trạm y tế xã La Pán Tẩn (Mù Cang Chải) được đầu tư xây dựng đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân vùng cao.
Trạm y tế xã La Pán Tẩn (Mù Cang Chải) được đầu tư xây dựng đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân vùng cao.

Ngoài những xã vùng cao nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia thì chỉ từ khi tiến hành xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã, cơ sở vật chất của trạm y tế tuyến xã, nhất là ở các xã vùng thấp mới được quan tâm đầu tư. Sau ba năm tiến hành xây dựng chuẩn y tế quốc gia, có 56 trạm y tế được đầu tư xây dựng mới và 109 trạm được tu sửa, nâng cấp.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn - Phó giám đốc Sở Y tế cho biết, trong chương trình xây dựng chuẩn y tế quốc gia, trung bình mỗi năm Yên Bái chi khoảng 1,5 tỷ đồng để đầu tư cho cơ sở vật chất các trạm y tế. với nguồn vốn này chia cho vài chục trạm thì mỗi trạm chỉ được khoảng 40 - 50 triệu đồng. Và cũng do vậy nên việc đầu tư còn chắp vá, thiếu đồng bộ, không hợp lý, chất lượng công trình kém.

Đến nay, toàn tỉnh có 48 trạm y tế (chiếm 26,6%) có nhà mái bằng, diện tích từ 90m2 và có 9 phòng trở lên; số trạm có từ 6 đến 8 phòng là 74 trạm, chiếm 41,1%. Số còn lại đều chưa đạt chuẩn, thậm chí nhiều trạm do xây dựng từ lâu đã xuống cấp nghiêm trọng; nhiều trạm thiếu phòng làm việc hoặc đủ phòng nhưng không hợp lý. Đặc biệt, thị trấn Mù Cang Chải (Mù Cang Chải), thị trấn Trạm Tấu (Trạm Tấu) hiện chưa có trạm y tế, còn Trạm Y tế thị trấn Nông trường Trần Phú (Văn Chấn) phải làm việc nhờ UBND thị trấn. Bên cạnh đó, nhiều phòng khám đa khoa khu vực đã xuống cấp, thiếu phòng chức năng như ở Hưng Khánh (Trấn Yên); Cảm Ân, Cẩm Nhân (Yên Bình); Hồng Quang (Lục Yên); An Bình (Văn Yên) v.v...

Với yêu cầu ngày càng cao của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trạm y tế tuyến xã là một nhu cầu bức thiết. Như tâm sự của Trạm trưởng trạm Y tế xã Liễu Đô (Lục Yên) Nguyễn Văn Kính thì: "Trước đây, do cơ sở vật chất không bảo đảm nên công tác khám, chữa bệnh gặp nhiều khó khăn. nhưng từ khi được đầu tư xây dựng thì chất lượng khám, chữa bệnh tại trạm đã được nâng lên rõ rệt, đáp ứng nhu cầu của nhân dân".

Để giải quyết bài toán cơ sở vật chất này, không cách nào khác là phải tăng nguồn lực đầu tư, lồng ghép các chương trình dự án cho công tác xây dựng chuẩn; quá trình đầu tư cần có trọng điểm, tránh dàn trải, chắp vá và lãng phí.

Bên cạnh đó, việc xã hội hóa công tác y tế cần tiếp tục được đẩy mạnh để huy động nguồn lực của địa phương, sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh cũng như của nhân dân địa phương. Thực tế cho thấy, cùng với sự đầu tư của Nhà nước, nếu làm tốt công tác xã hội hóa sẽ rất có hiệu quả trong xây dựng cơ sở vật chất.

Điển hình như việc đóng góp công sức, vật liệu, tre, nứa để làm hàng rào; có xã đã chi từ nguồn ngân sách để xây dựng trạm y tế như ở Giới Phiên (Trấn Yên) lên tới 77 triệu đồng; huy động sự đóng góp của cán bộ xã để làm trần, quét vôi ở xã Phú Thịnh (Yên Bình); vận động đóng góp từ thiện xây mới trạm y tế ở thị trấn Nông trường Liên Sơn (Văn Chấn)…

Bằng nhiều giải pháp đồng bộ thì các trạm y tế tuyến xã mới được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.

Minh Bảo

Các tin khác
Yên Bái có gần 4 vạn hộ nhận đất lâm nghiệp để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, trồng và chăm sóc rừng, 248 trang trại đạt tiêu chí quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (Ảnh: T.P)

YBĐT - Là tỉnh miền núi với 70% diện tích là đất lâm nghiệp, gần 80% dân số sinh sống gắn liền với rừng và nghề rừng, trong những năm qua, Yên Bái đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế lâm nghiệp, trong đó có Nghị quyết 06 - NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về "Xây dựng và phát triển kinh tế đồi rừng".

Phía hạ lưu Nhà máy vẫn đầy nước do xả máy phát điện.

YBĐT - Thác Bà, một trong ba hồ nhân tạo lớn nhất của Việt Nam, là công trình thuỷ điện đầu tiên của miền bắc XHCN, được hoà lưới quốc gia từ tháng 5- 1971. Với diện tích lưu vực 6.170 km2; diện tích mặt thoáng 234 km2; dung tích hồ chứa đạt 2,940 tỷ m3 nước; hồ dài trên 80 km thuộc hệ thống sông Chảy qua hai huyện: Lục Yên, Yên Bình và nằm kề bên thành phố Yên Bái, có chức năng phát ba tổ máy với tổng công suất 108 Mê-ga-oát, đồng thời điều tiết nước tưới và cắt lũ cho vùng hạ lưu châu thổ sông Hồng. Nhưng với việc khai thác cạn kiệt tài nguyên nước như hiện nay, đang đặt ra câu hỏi cho vấn đề lợi ích kinh tế của tỉnh Yên Bái với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có mang tính đồng thuận, cùng tồn tại và phát triển?

Máy biến thế này đang bị lấp dần bởi cỏ dại.

YBĐT - Từ ngày ra đời và đi vào hoạt động (1/7/2003), Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh chưa có trụ sở, không có kho bãi, 8 cán bộ của Trung tâm được làm việc ghép ở khu nhà của Sở Tư pháp. Kho bãi không có vì thế mà việc trông coi bảo quản tài sản hết sức khó khăn và không bảo đảm.

Các thiết chế văn hóa được đầu tư ở nhiều thôn,bản góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Ảnh: Tuấn Anh.

YBĐT - Đến nay, toàn tỉnh Yên Bái có 180 xã, phường, với 2.338 thôn bản, tổ dân phố, phần lớn các thôn bản được thành lập đều đảm bảo các tiêu chí trung ương quy định và phù hợp với địa bàn dân cư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục