Ấn tượng về miền đất hoa ban

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/3/2014 | 2:00:31 PM

Chỉ còn vài ngày nữa, Chương trình nghệ thuật “Hoa ban khoe sắc” sẽ tưng bừng diễn ra và hứa hẹn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem bởi sự dàn dựng công phu, thấm đẫm chất văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Một tiết mục biểu diễn tại đêm chạy thử Chương trình nghệ thuật “Hoa ban khoe sắc”.
Một tiết mục biểu diễn tại đêm chạy thử Chương trình nghệ thuật “Hoa ban khoe sắc”.

Nằm trong khuôn khổ Tuần Văn hóa, du lịch Điện Biên 2014, chương trình nghệ thuật “Hoa ban khoe sắc” có thời lượng 60 phút, được chia làm 3 chương: Cội nguồn hoa ban (25 phút), Mường Thanh gọi mời (18 phút), muôn phương hội tụ (17 phút).

Đây là chương trình tôn vinh những nét tinh hoa văn hóa, nghệ thuật độc đáo, đặc sắc nhất của một số dân tộc trên địa bàn tỉnh nói riêng, vùng đất Tây Bắc nói chung; đồng thời, khơi dậy lòng tự hào và tinh thần yêu quê hương đất nước. Chương trình nghệ thuật “Hoa ban khoe sắc” có sự tham gia của 400 học sinh, sinh viên và các chiến sỹ trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, tại các tuyến đường xung quanh khu vực tổ chức đã treo cờ phướn, băng rôn quảng bá chương trình và lắp đặt xong hiệu ứng âm thanh, ánh sáng hiện đại phục vụ các tiết mục biểu diễn…

Chương trình không chỉ có sự tham gia của nhiều diễn viên chuyên và không chuyên, sử dụng các trang thiết bị hiện đại mà còn có nội dung ấn tượng. Là người trực tiếp biên đạo, Tổng đạo diễn, Nghệ sỹ Nhân dân Minh Thông, cho biết: Ấn tượng sâu sắc đối với người xem trước hết là nội dung chương trình đậm chất văn hóa truyền thống với các cung bậc cảm xúc phong phú, trữ tình, bí ẩn trong mỗi chi tiết, từ thiết kế, chọn tiết mục đến loại hình nghệ thuật.

Đặc biệt, kết cấu theo phương pháp đồng hiện, cùng lúc trên các không gian khác nhau, diễn ra nhiều hoạt động độc lập nhưng lại được kết nối liền mạch từ chủ đề đến nội dung hài hòa phục vụ cho sự nhất quán của đêm diễn khiến chương trình trở nên đa dạng, đầy kịch tính lôi cuốn, tạo nhiều trạng thái cảm xúc phong phú nhưng đều quy về cảm hứng chủ đạo: Tôn vinh vẻ đẹp và độc đáo của văn hóa Điện Biên, trong đó hoa ban là điểm nhấn. Người xem như lạc vào thế giới cổ tích và hồi tưởng về truyền thuyết “Quả bầu mẹ” với 19 cặp bé trai, gái chui ra từ quả bầu tượng trưng cho 19 dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh; truyền thuyết “Hoa ban trắng” với tình yêu son sắt, thủy chung nhưng đầy kịch tính và đau khổ của chàng Khun và nàng Ban. Chưa hết ngỡ ngàng, người xem còn được say bởi các điệu múa, như: Dệt vải, múa chai, mời rượu, kếp phắc (hái rau), múa sạp… trong phần “Mường Thanh gọi mời”, lễ hội Xên mường và cuộc sống lao động, sản xuất đầy màu sắc của người dân nơi ngã ba biên giới trong “Muôn phương hội tụ”…

Đúng như tên gọi “Hoa ban khoe sắc”, chương trình còn góp phần xây dựng và khẳng định hoa ban như một biểu tượng của văn hóa tâm hồn của đất và người Điện Biên, đồng thời bước đầu xây dựng thương hiệu du lịch văn hóa sinh thái, lịch sử gắn với hoa ban. Trên các cung đường trên địa bàn thành phố, hoa ban đã bung nở những chùm trắng muốt điểm xuyết là màu xanh của lá, màu tim tím của nhị hoa.

Tại chương trình, hoa ban cũng là “nhân vật chính” xuất hiện dày đặc trên sân khấu với các mô hình, cây ban giấy và những bông ban có kích thước lớn nhiều màu sắc được vẽ trên 15 xe diễu hành… khiến cho người xem thêm ấn tượng về miền đất hoa ban.

 Đặc biệt, chương trình lựa chọn những nét văn hóa đặc trưng độc đáo của văn nghệ dân gian các dân tộc trong vùng và chọn điểm nhấn cho từng tiết mục; huy động hàng trăm dụng cụ, phương tiện di chuyển trong sinh hoạt đời thường, lao động sản xuất, vui chơi giải trí, như: Ngựa thồ, thuyền độc mộc, dụng cụ làm nương, cọn nước, ném còn… Do đó, các đoàn tham gia lễ hội mặc trang phục truyền thống của dân tộc tạo nên cuộc trình diễn nhiều màu sắc.

Với sự dàn dựng công phu, sử dụng những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, chương trình nghệ thuật “Hoa ban khoe sắc” hứa hẹn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách cũng như người dân.

(Theo Báo ĐBP)

Các tin khác
Bà Đào Thị Phán và cô con dâu vẫn mòn mỏi chờ tin anh Sơn.

YBĐT - Suốt 30 năm qua, gia đình có gửi đơn lên các cấp, các ngành cũng chỉ nhận được những văn bản trả lời thiếu đầy đủ, hoặc đề nghị tiếp tục chờ đợi cấp có thẩm quyền giải quyết! Mòn mỏi đợi chờ, ông Nguyễn Văn Quảng - bố của quân nhân Nguyễn Văn Sơn không còn đủ sức chờ đến ngày con về.

Ô tô vận tải vượt bến phà Âu Lâu vận chuyện phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.
                 (Ảnh: tư liệu)

YBĐT - Âu Lâu lừng danh ngày ấy vốn có làng Vạn Lâu, lèo tèo ít nóc nhà nhỏ thấp lợp lá. Dân nơi đây hầu hết là người ngụ cư, sống bằng nghề bơi đò, chài lưới trên sông. Thời phong kiến thực dân không được học hành, đời sống của mọi người cơ cực lắm! Bên sông gần đó, có bến đò, bến phà.

Thầy Minh luôn quan tâm đến việc học tập của các em học sinh.

YBĐT - Nơi vùng cao sương gió, mấy chục năm trong nghề, thầy giáo Vũ Ngọc Minh đã đưa biết bao thế hệ học sinh đến bến bờ tri thức để từ đó trở về xây dựng quê hương. Tâm huyết của thầy như mạch nước ngày đêm không ngừng nghỉ...

Những mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại các địa phương đã góp phần đưa nông nghiệp chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa mạnh mẽ, đáp ứng mục tiêu nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân.

YBĐT - Không chỉ là xây dựng con đường bê tông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa hay hệ thống kênh mương nội đồng... mà phải là nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, nâng cao năng lực sản xuất, khả năng tổ chức nông thôn, đặc biệt là vai trò làm chủ của người nông dân, đó mới là xã NTM thực sự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục