Mù Cang Chải lan tỏa tinh thần thực hành cùng dân

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/3/2020 | 7:55:09 AM

YênBái - Mô hình "Ngày cuối tuần cùng dân” ở Mù Cang Chải đã thu hút trên 5.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức; trên 10.650 lượt nhân dân hưởng ứng, tạo sự chuyển biến rõ nét trong việc chuyển trọng tâm từ "học tập” sang "làm theo” tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Cán bộ công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị huyện Mù Cang Chải cùng nhân dân khai hoang ruộng nước.
Cán bộ công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị huyện Mù Cang Chải cùng nhân dân khai hoang ruộng nước.

Cụ thể hóa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành những việc làm cụ thể, sát với tình hình thực tế của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự tham gia của từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân.

"Ngày cuối tuần cùng dân” với việc bám sát chủ đề năm 2019 "Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy quyền làm chủ, chăm lo đời sống nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, được Đảng bộ huyện Mù Cang Chải xác định vừa là mô hình, cũng đồng thời là giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc cụ thể hóa các chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 

Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Mù Cang Chải Đào Thị Thu Thủy chia sẻ: "Xuất phát từ đặc thù địa bàn vùng cao, trên 90% là đồng bào dân tộc Mông, Ngày cuối tuần cùng dân được huyện xác định rõ phương châm hành động là cầm tay chỉ việc, nói đi đôi với làm. Đây được xem là giải pháp để mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thực hành nhiệm vụ gần dân, hiểu dân, phục vụ nhân dân, nắm bắt thực tiễn và sâu sát cơ sở; thực hành nói đi đôi với làm". 

Trên thực tế, việc làm này đã khắc phục được tình trạng xa dân, thiếu sâu sát cơ sở của cán bộ, đảng viên; trau dồi kỹ năng tuyên truyền, vận động, kỹ năng dân vận quần chúng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lan tỏa tinh thần thực hành cùng dân. Qua đó, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có uy tín, có năng lực, gắn bó mật thiết với nhân dân, củng cố và bồi đắp niềm tin của nhân dân đối với Đảng, nhất là trong giai đoạn hiện nay. 

Không hình thức chung chung hay hô hào phong trào, nêu cao vai trò trách nhiệm, tinh thần tự nguyện, tự giác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là tính tiền phong gương mẫu của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức, triển khai thực hiện mô hình. 

Với quan điểm "làm hết việc chứ không làm hết giờ”, nhiệm vụ "Ngày cuối tuần cùng dân” được mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương cụ thể hóa thành những việc làm cụ thể, bám sát nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của cơ sở xã, thôn, bản, gắn với đó là tập trung giải quyết những bức xúc ở cơ sở, nắm bắt tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân. 

Vận dụng linh hoạt phương châm nói đi đôi với làm, trên tinh thần sẵn sàng, chủ động đối thoại với nhân dân, lắng nghe dân; hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, Đảng bộ Công an huyện tổ chức cho cán bộ, chiến sỹ xuống từng bản làm chứng minh thư nhân dân, làm sổ hộ khẩu cho các hộ. 

Cán bộ, công chức, viên chức khối văn phòng, các cơ quan, đơn vị trực tiếp xuống xã, thôn, bản cùng gặt lúa, cùng mở đường, cùng tham gia lao động khai hoang ruộng nước, dọn vệ sinh, làm đường giao thông nông thôn; hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững, xóa nhà dột nát, xây dựng các tổ tự quản ở cộng đồng dân cư; tuyên truyền, vận động nhân dân hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao cảnh giác trước các luận điệu xuyên tạc, âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước... 

Chăm lo đời sống các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, các hộ nghèo trên địa bàn. Tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục, phòng chống tảo hôn và thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình; hướng dẫn nhân dân bảo vệ môi trường sống, ăn sạch, ở sạch, uống sạch... 

Vận động các cơ quan, đơn vị tổ chức cùng nhân dân lao động xây dựng các tuyến đường xanh, sạch, đẹp; vệ sinh môi trường, xây dựng các mô hình thắp sáng đường quê, các tuyến đường hoa, các mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư… 

704 lượt cán bộ chủ chốt là bí thư, phó bí thư, ủy viên Ban Thường vụ, cấp ủy viên cấp huyện và cơ sở, lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của huyện tham gia sinh hoạt với đảng ủy cơ sở, chi bộ bản, tổ dân phố, chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở kịp thời nắm bắt chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị tại cơ sở; định hướng các giải pháp xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh; xây dựng bản, tổ dân phố văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa. 



Cán bộ, chiến sĩ Đảng bộ Công an huyện dự họp và trực tiếp tuyên truyền pháp luật cho nhân dân tại các xã. 

Có thể thấy, mô hình "Ngày cuối tuần cùng dân” ở Mù Cang Chải đã tạo sự chuyển biến rõ nét trong việc chuyển trọng tâm từ "học tập” sang "làm theo” tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo sức lan tỏa tích cực ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện của bệnh quan liêu, xa dân. 

Theo đó, huy động sức mạnh đoàn kết, tạo được sự đồng thuận trong xã hội, tạo nguồn sinh khí mới trong việc thực hành cùng dân theo tinh thần học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 

Mô hình đã thu hút trên 5.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức; trên 10.650 lượt nhân dân hưởng ứng. Tổ chức tuyên truyền về phòng chống tảo hôn cho trên 1.000 hộ dân với 2.250 lượt người tại 30 bản; tuyên truyền công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân cho 550 hộ dân với gần 2.000 lượt người tại 12 bản. 

Cán bộ, đảng viên và nhân dân đã tổ chức dọn vệ sinh, khơi thông cống rãnh, tu sửa đường giao thông nông thôn được 139,7 km, trồng gần 3.000 cây đào rừng; khai hoang gần 50 ha ruộng bậc thang với hơn 3.000 lượt người tham gia; đóng góp trên 2.500 công đổ bê tông được 27,4 km đường giao thông nông thôn; làm 22,8 km đường điện thắp sáng đường quê; duy trì hoạt động 77 tuyến đường tự quản; đào 30 hố rác và đan 50 sọt rác bằng cây trúc; trồng mới 5 km đường hoa tại các thôn bản, tổ dân phố… 

Được xem là giải pháp mới, sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc thực hiện Chỉ thị số 05 về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, "Ngày cuối tuần cùng dân” - mô hình bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ đặc biệt trong suy nghĩ, hành động và những cách làm mới, linh hoạt, sáng tạo để cụ thể hóa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh sát với nhiệm vụ chính trị của địa phương, phù hợp điều kiện thực tiễn ở từng cơ sở, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, đóng góp không nhỏ vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương. 

Diện mạo nông thôn miền núi Mù Cang Chải đã có bước khởi sắc: kinh tế từng bước phát triển, văn hóa - xã hội tiến bộ, các tập tục dần được xóa bỏ; quốc phòng - an ninh được giữ vững. Trên địa bàn huyện ngày càng xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến học và làm theo Bác trên các  lĩnh vực của đời sống xã hội. 

Trong đó, huyện đã xây dựng được 66 mô hình tập thể, 44 điển hình cá nhân học và làm theo Bác. Thành công của mô hình "Ngày cuối tuần cùng dân” trên địa bàn huyện Mù Cang Chải được lan tỏa khi lòng dân - ý Đảng đồng thuận, có sức thuyết phục lớn, tạo được sự đồng thuận và hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân khi mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa cán bộ, đảng viên và nhân dân được tăng cường. 

Được nhân lên trở thành phong trào, lan tỏa tinh thần thực hành cùng dân, năm 2020, mô hình "Ngày cuối tuần cùng dân” được huyện hướng trọng tâm tập trung thực hiện tiêu chí vệ sinh môi trường trong xây dựng nông thôn mới gắn với đó là xây dựng cảnh quan môi trường để phát triển du lịch. 

Tôn vinh, bảo tồn và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, đưa Di tích trở thành sản phẩm văn hóa - du lịch đặc sắc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mù Cang Chải và của tỉnh Yên Bái. Mục tiêu đến năm 2025, lượng khách đến với Mù Cang Chải đạt 250 nghìn lượt, trong đó khách nước ngoài khoảng 50 nghìn lượt. 

Minh Thúy

Tags Mù Cang Chải cuối tuần cùng dân sâu sát cơ sở gặt lúa mở đường khai hoang ruộng nước dọn vệ sinh

Các tin khác
Nhiều xưởng sản xuất ván bóc đang hoạt động cầm chừng để giữ chân người lao động.

Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh. Riêng đối với chế biến gỗ rừng trồng, rất nhiều cơ sở trên địa bàn Yên Bái bị chao đảo, đặc biệt là các cơ sở ván bóc, vì thị trường xuất khẩu gần như tê liệt.

Cán bộ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Trạm Tấu và xã Hát Lừu thăm hỏi, động viên gia đình chị Lò Thị Sơn ở thôn Hát 2 phấn đấu thoát nghèo trong năm nay.

Tính đến ngày 17/3/2020, trên địa bàn huyện Trạm Tấu có tổng số 51 hộ tại 6 xã tự nguyện làm đơn xin thoát nghèo. Trong đó, rất nhiều lá đơn chỉ xin hỗ trợ giống cây trồng, hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ bò giống, vật liệu làm nhà vệ sinh, học nghề… để được thoát nghèo trong năm nay, dành phần hỗ trợ của mình cho các hộ còn khó khăn hơn trong những năm tới.

Lãnh đạo xã Thạch Lương, thị xã Nghĩa Lộ kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp tại cánh đồng thôn Nặm Tọ.

Được đề cập ở đây như các nhóm chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế vùng; nhóm chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, lĩnh vực; nhóm chính sách đặc thù đối với một số dân tộc thiểu số rất ít người.

Xưởng sản xuất gỗ bóc của gia đình anh Lý Văn Yên tại thôn Khe Riềng, xã Quang Minh, huyện Văn Yên tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Mặt khác, khả năng thích ứng của đồng bào với xu thế phát triển, hội nhập của đất nước còn chậm; quy mô sản xuất nhỏ, chưa vững chắc, sản xuất nông - lâm nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng; một bộ phận hộ nghèo DTTS chưa tích cực phấn đấu vươn lên thoát nghèo; nguồn kinh phí được giao hàng năm để thực hiện các chương trình, dự án thường về chậm, cấp chưa đồng bộ… đã khiến cho vùng DTTS gặp nhiều trở ngại trong phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục