Yên Bái giảm số xã thuộc khu vực III, II và thôn đặc biệt khó khăn - Bài 2: Không bị động trước những tác động

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/7/2021 | 7:34:54 AM

YênBái - Việc triển khai thực hiện Quyết định 861 là một nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở phải thực hiện với quyết tâm chính trị cao với những giải pháp đúng đắn, kịp thời, tập trung chủ yếu vào tuyên truyền, vận động, khích lệ, động viên, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, tinh thần quyết tâm và khát vọng phát triển vươn lên, tất cả vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân.

Các bệnh nhân được lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh tuyên truyền các quy định của Nhà nước về bảo hiểm y tế.
Các bệnh nhân được lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh tuyên truyền các quy định của Nhà nước về bảo hiểm y tế.


Việc thực hiện Quyết định số 861 ngày 4/6/2021 về việc phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 của Thủ tướng Chính phủ (viết tắt là Quyết định số 861) và Quyết định số 433 ngày 18/6/2021 về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2025 của Ủy ban Dân tộc (viết tắt là Quyết định số 433) đã khẳng định quyết tâm thực hiện và thực hiện hoàn thành mục tiêu các chương trình, dự án, chính sách của Trung ương, của tỉnh đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, vùng ĐBKK. Đây là thành quả của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng lòng, chung sức thực hiện của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Gỡ khó cho chính sách xã hội

Cuối tháng 6/2021, chị Hoàng Thị Ngần ở thôn 8, xã Động Quan, huyện Lục Yên xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị bệnh tim mạch. Chi phí điều trị mỗi ngày hết gần 800.000 đồng, đều do bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả 100%. Tuy nhiên, từ ngày 1/7, thẻ BHYT dành cho đối tượng dân tộc vùng ĐBKK chị đang dùng hết hạn theo Quyết định số 861. Trước hoàn cảnh khó khăn của bệnh nhân, Bệnh viện đã hỗ trợ bệnh nhân mua tiếp thẻ BHYT theo hình thức tự nguyện với số tiền trên 402.000 đồng. Chiếc thẻ BHYT mới đã thực sự cứu cánh cho chị. 

Qua rà soát, Bệnh viện Đa khoa tỉnh có 68 bệnh nhân đang điều trị nằm trong đối tượng không được hỗ trợ khám chữa bệnh theo quyền lợi BHYT khi Quyết định số 861 có hiệu lực thi hành. Qua tuyên truyền, các bệnh nhân nắm rõ và chấp hành nghiêm quy định của Nhà nước. Theo đó, có 20 bệnh nhân tiếp tục mua BHYT theo hình thức tự nguyện; gần 50 bệnh nhân còn lại thuộc diện khó khăn được Bệnh viện Đa khoa tỉnh hỗ trợ mua BHYT tự nguyện miễn phí đến hết năm 2021 với mức kinh phí 402.000 đồng/thẻ. Đây là nguồn kinh phí Bệnh viện trích từ nguồn hỗ trợ của tổ công tác xã hội của đơn vị. 

Ông Nguyễn Trí Đại - Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh cho biết: "Trên 144.300 người không được hỗ trợ mua thẻ BHYT, đồng nghĩa với việc số người dân này nếu không may bị ốm đau, bệnh tật khi đi khám chữa bệnh không được quỹ BHYT chi trả. Đây là gánh nặng rất lớn đối với rất nhiều hộ nghèo. Tỷ lệ tái nghèo sẽ tăng lên”. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh cho biết: "Để đảm bảo chỉ tiêu về tỷ lệ bao phủ BHYT, trước hết, cần sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị với nỗ lực cao nhất, tất cả vì quyền lợi của người dân. Các địa phương chủ động rà soát, giao chỉ tiêu cụ thể về số người tham gia BHYT tới từng thôn, bản, tổ dân phố, vận động người dân tiếp tục, chủ động mua BHYT hộ gia đình để đảm bảo quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT được liên tục và quyền lợi khi khám, chữa bệnh, hạn chế nguy cơ tái nghèo nếu bị ốm đau, bệnh tật". 

Về lĩnh vực giáo dục, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Vương Văn Bằng cho biết: "Ngành sẽ thực hiện tốt công tác tuyên truyền đối với đội ngũ giáo viên khi chính sách thay đổi; phối hợp với Công đoàn ngành kêu gọi mỗi giáo viên ủng hộ một bộ sách giáo khoa tối thiểu là 100.000 đồng. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; tuyên truyền, vận động cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội... trong việc huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho học sinh; hỗ trợ học sinh thuộc diện bị ảnh hưởng”. 



Lãnh đạo xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên động viên nhân dân tích cực tham gia phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói, giảm nghèo. 

Quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 9 (mở rộng) vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy khẳng định, việc thực hiện Quyết định số 861 của Thủ tướng Chính phủ đòi hỏi quyết tâm chính trị cao của toàn Đảng bộ tỉnh. 

Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới, mục tiêu giảm nghèo thì phải quyết tâm giữ vững kết quả đạt được. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội làm tốt công tác tuyên truyền, giải thích tới các đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp để người dân hiểu rõ, đồng thuận. Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên thoát nghèo của nhân dân; huy động các nguồn lực xã hội hóa để giúp đỡ, động viên, chia sẻ các hộ thực sự khó khăn. 

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo nghiên cứu, tham mưu cơ chế, chính sách của tỉnh hỗ trợ các đối tượng khó khăn phù hợp với các quy định hiện hành và khả năng nguồn lực của tỉnh; đồng thời, có các giải pháp căn cơ để giúp các hộ vừa ra khỏi vùng ĐBKK được tiếp cận các dịch vụ về giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe một cách thuận lợi nhất với chi phí thấp nhất. 

Trong phiên thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 2 - HĐND tỉnh khóa XIX, đại biểu Giàng A Câu - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh đề nghị Thường trực HĐND tỉnh yêu cầu các đại biểu HĐND tỉnh khi tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp, ngoài việc tiếp thu, giải trình các ý kiến của cử tri thì mỗi đại biểu hãy là một tuyên truyền viên tích cực trong thực hiện Quyết định này. 

Một giải pháp hết sức quan trọng là chú trọng xây dựng nông thôn mới theo hướng thực chất, hiệu quả để người dân được hưởng thành quả thật; tiếp tục huy động, lồng ghép, sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo, chú trọng làm tốt công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, mở rộng sinh kế, nâng cao thu nhập cho người lao động chịu tác động bởi chính sách mới.  

Có thể thấy, việc triển khai thực hiện Quyết định số 861 là một nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở phải triển khai thực hiện với quyết tâm chính trị cao độ với những giải pháp đúng đắn, kịp thời, tập trung chủ yếu vào tuyên truyền, vận động, khích lệ, động viên, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, tinh thần quyết tâm và khát vọng phát triển vươn lên, tất cả vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân. 

Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh:



Việc thực hiện Quyết định số 861 là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải quyết tâm, quyết liệt; không nói khó mà phải tìm giải pháp để hoàn thành bằng được, thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ "nghĩ thật - nói thật - làm thật - hiệu quả thật - để nhân dân được hưởng thành quả thật”, hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới thực chất, tất cả vì sự phát triển kinh tế - xã hội, vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân.

Đồng chí Triệu Thị Bình - Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh:



Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tuyên truyền sâu rộng về mục tiêu, ý nghĩa, nội dung các dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết số 120 của Quốc hội để người dân nắm rõ chính sách và thực hiện có hiệu quả, thu hẹp khoảng cách giữa các khu vực trên địa bàn tỉnh. 

Mạnh Cường

Tags Yên Bái thôn đặc biệt khó khăn Quyết định số 861 thẻ BHYT Bảo hiểm xã hội tỉnh

Các tin khác
Lãnh đạo xã Ngòi A, huyện Văn Yên tuyên truyền cho người dân về chế độ, chính sách sau khi thực hiện Quyết định số 861 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 433 của Ủy ban Dân tộc.

Thực hiện Quyết định số 861 và Quyết định số 433, tỉnh Yên Bái có 137 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số (DTTS) miền núi (59 xã khu vực III, 11 xã khu vực II, 67 xã khu vực I). So với giai đoạn 2016 - 2021, đã giảm: 22 xã vùng III (từ 81 xuống 59), 57 xã khu vực II (từ 68 xuống 11) và 122 thôn, bản ĐBKK (từ 177 xuống 55 ); tăng 36 xã khu vực I (từ 31 lên 67).

Công an xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên tuyên truyền không xuất cảnh trái phép tại thôn, bản.

Thực hiện chiến lược chính quy hóa lực lượng công an xã của Bộ Công an, Yên Bái là một trong những tỉnh triển khai sớm nhất cả nước Đề án bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã. Sau gần 2 năm về cơ sở, lực lượng công an xã, thị trấn đã phát huy hiệu quả trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; đặc biệt, tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; kịp thời giải quyết các vụ việc phát sinh ngay tại cơ sở, góp phần quan trọng vào thế trận an ninh nhân dân.

Thương binh Đoàn Thế Yêm ở thôn 9, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ giới thiệu về giống cam năng suất, chất lượng cao.

Thị xã đã vận động xây dựng Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" được trên 120 triệu đồng/năm và thường xuyên tu bổ chăm sóc Nghĩa trang Liệt sĩ, Đài tưởng niệm liệt sĩ hy sinh trong các cuộc kháng chiến và mộ liệt sĩ tập thể tại Khu di tích Căng và Đồn Nghĩa Lộ. Ngoài ra, mỗi năm, các ngành chức năng đều khảo sát và chi hỗ trợ làm nhà tình nghĩa, xóa nhà tạm cho các thương binh và người có công… Đó là những việc làm cụ thể của các cấp lãnh đạo và nhân dân góp phần xoa dịu nỗi đau sau chiến tranh, thể hiện tinh thần "Đền ơn, đáp nghĩa" và đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.

Một mùa hè khốc liệt đến mức cả nước như sôi sục, rực lên tinh thần

Năm nay, nắng lửa của mùa hè đã đổ xuống ngay lúc còn chưa hết tiết xuân, rồi rực lên từ những ngày cuối tháng Tư, đầu tháng Năm tới giờ. Cuộc chiến với nàng "cô vi” khốc liệt đến mức cả nước như sôi sục, rực lên tinh thần "chống dịch như chống giặc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục