Vì sao mùa đông miền Bắc lại nóng bất thường, trái ngược dự báo?

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/11/2022 | 9:48:47 AM

Chuyên gia cảnh báo thiên tai và thời tiết cực đoan đưa ra lý giải và nhận định về hình thái thời tiết nắng nóng khi sang giữa tháng 11 và đã lập đông.

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, mùa đông năm nay, nền nhiệt toàn Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1 độ C.
Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, mùa đông năm nay, nền nhiệt toàn Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1 độ C.

Giữa tháng 11, miền Bắc vẫn nắng nóng

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, nhiệt độ trung bình tháng 8-9/2022 ở khu vực Bắc Bộ cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C; tháng 10/2022 ở mức xấp xỉ (TBNN); tháng 11-12/2022 phổ biến thấp hơn TBNN khoảng 0,5 độ C; tháng 1/2023 nhiệt độ ở mức xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ. 

Cùng lúc đó, Trung tâm cũng đưa ra các dự báo cho rằng mùa đông năm nay đến sớm hơn, lạnh hơn so với mọi năm.

Tuy nhiên, đã lập đông và đang ở thời điểm giữa tháng 11, người dân miền Bắc vẫn cảm thấy nắng nóng, thậm chí nhiều người phải mặc áo ngắn tay khi ra đường. Nhiệt độ cao nhất mỗi ngày được dự báo trong gần 1 tháng qua dao động ở mức 30 độ C.

Thống kê của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho thấy, từ đầu tháng 10 tới nay, mặc dù vẫn đón những đợt không khí lạnh, chỉ có đợt không khí lạnh tăng cường từ ngày 18 đến 20/10 gây rét tại Bắc Bộ.

Nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 14-17 độ C, vùng núi thấp hơn. Trong đó, vùng núi cao nhiều nơi thấp dưới 11 độ C. Bên cạnh đó, khu vực vịnh Bắc Bộ đã quan trắc được gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7.

Sang tháng 11, nhiệt độ trung bình tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ cao hơn trung bình nhiều năm 0,5 độ C. Khoảng trung tuần và nửa cuối tháng 12, miền Bắc nước ta sẽ đón đợt rét đậm, rét hại đầu tiên trong mùa đông năm 2022.

Trả lời phóng viên báo chí, TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia cảnh báo thiên tai và thời tiết cực đoan, cho biết, năm nay, La Nina đang giai đoạn muộn, chuẩn bị chuyển sang pha trung tính, bắt đầu từ đầu năm 2023. La Nina chuyển sang pha trung tính, mưa và lạnh giảm, chuyển sang giai đoạn ấm và khô.

"La Nina hiện vẫn còn nhưng vùng ảnh hưởng của nó không còn nằm ở trục phía vĩ tuyến cao. Hiện tượng mưa và lạnh nằm ở trục dưới vĩ tuyến gần xích đạo. Từ vĩ tuyến 17 trở lên ít chịu ảnh hưởng của La Nina trong thời gian này nên thời tiết không lạnh lắm”, ông Huy nói.


10 năm trở lại đây, số đợt không khí lạnh tràn xuống nước ta đã giảm so với số liệu thông thường. 

TS Nguyễn Ngọc Huy cũng nhấn mạnh nhiệt độ trung bình chung của mùa đông năm nay sẽ cao hơn so với các năm trước. Xen kẽ những đợt nắng ấm vẫn có đợt lạnh sâu, nhưng sẽ không kéo dài.

"Mùa đông năm nay, số ngày nắng ấm nhiều, số ngày lạnh vẫn có nhưng ít hơn các năm khác. Vẫn có thể có những đợt rét đậm, rét hại, tuyết rơi nhưng nếu tính trung bình chung của những đợt lạnh ấy cộng lại so với trung bình nhiều năm trước sẽ không bằng. Xác suất để có những đợt như thế cũng không nhiều vì khi pha trung tính hoặc El Nino thịnh hành thì cơ hội để tạo ra các đợt lạnh sẽ ít đi”, TS Nguyễn Ngọc Huy phân tích.

Cũng theo TS Nguyễn Ngọc Huy, mô hình phân tích dự báo khí hậu toàn cầu (GFS) cho thấy, các tỉnh miền Bắc của Việt Nam sẽ có nhiệt độ trung bình cao hơn từ 1 - 1,5 độ C so với trung bình giai đoạn 1980 - 2009. Trong khi đó, nhiệt độ trung bình ở khu vực Bắc Trung Bộ sẽ cao hơn 0,5 - 1 độ C. Nhiệt độ các tỉnh phía Nam vẫn không đổi so mới mọi năm.

"Chúng ta có thể sẽ phải đối diện một mùa hè nắng nóng cực đoan vào năm tới khi nền nhiệt được dự báo sẽ cao hơn trung bình nhiều năm. Cần phải tính toán đến việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng từ bây giờ vì mùa hè sang năm có thể thiếu điện do nhu cầu tăng cao”, TS Huy thông tin.

Bên cạnh đó, TS Huy nhận định, mưa đá có thể xuất hiện dịp đầu năm ở các tỉnh phía Bắc, trong khi hạn hán có thể xảy ra ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

"Lúc ấy, nếu pha trung tính kéo dài ổn định hơn, sẽ không có thời tiết cực đoan, nhưng pha trung tính chuyển thành La Nina hoặc El Nino sẽ có nhiều thời tiết cực đoan”, TS Huy cho hay.

Mùa đông đang nóng lên rõ rệt

Thông tin từ chương trình "Việt Nam hôm nay" trên VTV1 ngày 12/11 cho hay, mùa đông không chỉ đến muộn, mà còn có xu hướng ấm lên do tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt trong 10 năm trở lại đây. Trong đó, 2016 được xem là năm ấm nhất với nền nhiệt mùa đông cao hơn 2,5 độ C so với trung bình nhiều năm.

Các năm 2018, 2019, 2020 nằm trong danh sách 5 năm có mùa đông ấm nhất trong giai đoạn 1986 đến 2020. Số ngày rét đậm với nhiệt độ trung bình ngày dưới 15 độ C và số ngày rét hại với nhiệt độ trung bình ngày dưới 13 độ C cũng giảm rõ rệt.


 Mùa đông đang ấm dần lên. 

Ở nước ta, theo thống kê gần 60 năm trở lại đây, số lượng các đợt không khí lạnh từ Siberia tràn xuống ngày càng giảm mạnh. Thông thường, mỗi năm có 29-30 đợt không khí lạnh đi xuống nhưng 10 năm trở lại đây đã giảm còn 25 đợt. Đặc biệt, từ năm 2019, còn 17 đợt không khí lạnh từ Siberia tràn xuống nước ta.

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, cho hay, mùa đông năm nay, nền nhiệt toàn Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1 độ C.

Trong những ngày tới, từ 19-20/11 sẽ có một đợt không khí lạnh, cường độ mạnh hơn đợt 13-14/11, gây ra gió mạnh trên vịnh Bắc Bộ, Bắc và giữa Biển Đông.

Tại Lễ công bố Báo cáo khí hậu Châu Á năm 2021, GS.TS Trần Hồng Thái, đại diện của Việt Nam tại Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), Phó Chủ tịch Hiệp hội Khí tượng khu vực II Châu Á (RA II), Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, thông tin, biến đổi khí hậu đã được quan sát thấy ở toàn khu vực châu Á. Nhiệt độ vào năm 2021 trong khu vực cao hơn 0,86 độ C so với mức trung bình 1981 - 2010.

Lượng mưa giảm và sự phát triển của băng tuyết ít hơn đã ảnh hưởng lượng nước cung cấp cho cây trồng và làm giảm sản lượng. Thời tiết và các hiện tượng cực đoan dưới tác động của biến đổi khí hậu đã gây thiệt hại về người và tài sản trong toàn khu vực.

Theo ước tính của Ủy hội Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hợp Quốc (ESCAP), khu vực châu Á có 48,3 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai, đặc biệt là bão, lũ. Điều này dẫn đến khoảng 4.000 người thiệt mạng, khoảng 80% do lũ lụt.

Nhìn chung, ước tính thiên tai dẫn đến tổng thiệt hại kinh tế 35,6 tỷ USD, cao hơn mức trung bình của hai thập kỷ qua, đặc biệt là thiệt hại do hạn hán, lũ lụt và sạt lở đất.

"Những con số này không nói dối về mức độ dễ bị tổn thương của khu vực châu Á trước biến đổi khí hậu. Khu vực của chúng ta đang thực sự gặp nguy hiểm vì biến đổi khí hậu”, ông Thái nhấn mạnh.

(Theo VTC)

Các tin khác
Dự báo miền Bắc sắp xuất hiện mưa dông. (Ảnh minh hoạ)

Hôm nay 19/4, nắng nóng vẫn là thời tiết chủ đạo ở hầu khắp các khu vực trên cả nước, trong đó Đông Bắc Bộ cuối tuần xuất hiện mưa rào rải rác và có nơi có dông.

Chính quyền địa phương và lực lượng tại chỗ giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiệt hại. (Ảnh: Fanpage Tin tức Lục Yên)

Báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Lục Yên, tính đến 15 giờ ngày 18/4, mưa vừa, mưa to kèm dông lốc xảy ra lúc 21h đêm 17/4 trên địa bàn huyện Lục Yên đã làm 1 người bị thương, một số thiệt hại về người, tài sản, nhà ở, sản xuất nông nghiệp tại nhiều xã.

Một nhà dân ở huyện Văn Chấn bị tốc gần toàn bộ mái nhà trong trận lốc xoáy kèm mưa đá  rạng sáng ngày 28/3/2024 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Chiều và đêm nay (17/4) đến sáng sớm mai( 18/4), các khu vực trong tỉnh Yên Bái có mưa rào rải rác và có nơi có dông, cục bộ có mưa to. Lượng mưa phổ biến 5-15mm, có nơi trên. Trong mưa dông đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét mưa đá và gió giật mạnh.

Lũ ống gây thiệt hại nặng nề tại xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Ảnh tư liệu

Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2024 có chủ đề “Hành động sớm- Chủ động trước thiên tai”. Việc đưa ra chủ đề này nhằm tăng cường thông tin truyền thông, nâng cao năng lực cộng đồng, nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương trong công tác phòng, chống thiên tai; sẵn sàng phương án ứng phó với thiên tai năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục