Cao Phạ chủ động ứng phó thiên tai trong địa hình phức tạp

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/7/2023 | 7:37:04 AM

YênBái - Xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải có địa hình phức tạp, dân cư dàn trải ở 7 bản trên các sườn đồi độ dốc cao, nhiều khe suối nên có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét khi vào mùa mưa. Nhân dân chủ yếu làm ruộng, nương xa nhà, đi lại qua nhiều khe suối, ngủ lại ở lán ruộng, nương... cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi trời mưa to.

Lực lượng chức năng khắc phục sạt lở ta luy trên quốc lộ 32 đoạn qua xã Cao Phạ để đảm bảo giao thông thông suốt.
Lực lượng chức năng khắc phục sạt lở ta luy trên quốc lộ 32 đoạn qua xã Cao Phạ để đảm bảo giao thông thông suốt.

Mặc dù đã chủ động tuyên truyền thường xuyên, nhưng năm 2022 thiên tai vẫn gây thiệt hại khá lớn trên địa bàn xã, làm 1 người chết ở bản Tà Sung do sạt lở đất; sạt lở ta luy dương 10 hộ; ngập úng, vùi lấp 2.000 m2 hoa màu; sạt lở nhiều điểm ta luy dương, ta luy âm trên quốc lộ 32 và đường nông thôn trên địa bàn; trôi bờ kè bãi hạ dù lượn với diện tích  68,7 m2... 

Ngay sau thiên tai xảy ra, cấp ủy, chính quyền xã đã tổ chức tìm kiếm cứu nạn (TKCN); tích cực khắc phục hậu quả để người dân sớm ổn định cuộc sống. 

Ông Vàng A Chái - Chủ tịch UBND xã, Trưởng ban Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai (PCTT) - TKCN xã Cao Phạ cho biết: "Là địa phương nguy cơ cao về lũ ống, lũ quét, sạt lở đất do địa hình của xã chủ yếu là đồi núi, khe suối có độ dốc cao, đầu nguồn xa; bởi vậy, rút kinh nghiệm trong những năm qua, chúng tôi đã chủ động lồng ghép để đa dạng hóa các hoạt động nhằm đẩy mạnh tuyên truyền từ trực tiếp qua các buổi họp bản, trên loa phát thanh của xã, nhất là tuyên truyền sau các công điện khẩn của các cấp về dự báo các cơn bão sắp xảy ra để cho bà con chủ động, cảnh giác với mọi diễn biến thời tiết”. 

Nhằm kịp thời ứng phó với thiên tai, xã Cao Phạ cũng đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn rà soát, thống kê các khu vực, bản có nguy cơ cao về sạt lở, lũ ống, lũ quét, dông lốc... để xây dựng kế hoạch, lên phương án PCTT - TKCN khi có tình huống xảy ra. Trong đó, chú trọng tuyên truyền với người dân ở khu 2 bản Tà Dông - nơi có nguy cơ sạt lở; nhân dân ở bản Lìm Mông, Tà Sung đi qua suối nên chú ý lũ ống, lũ quét và 18 hộ khác trong xã thuộc diện nguy cơ nhưng mức độ thấp chưa di dời, cần đề cao cảnh giác cũng như mọi người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác với thiên tai khi đi làm nương, ruộng, trồng và chăm sóc thảo quả trên rừng không nên ngủ lại lán qua đêm vào mùa mưa. 

Bà Giàng Thị Sông, bản Tà Dông chia sẻ: "Trước đây, chúng tôi đi làm xa nhà hay ngủ lại lán nương, ruộng, nhất là đi làm thảo quả thường ngủ lại cả tuần trên rừng. Nhưng mấy năm nay, từ nhiều vụ thiên tai gây chết người đã trông thấy cùng với cán bộ xã tuyên truyền, chúng tôi thấy được độ nguy hiểm về sự bất cẩn của mình, chúng tôi đã nhắc nhở con cái đi làm nương, ruộng, thảo quả không ngủ lại qua đêm ở lán nữa”. 

Đi đôi với công tác tuyên truyền, vận động, xã Cao Phạ cũng đã kiện toàn, củng cố lại Ban Chỉ huy PCTT - TKCN; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có sự việc xảy ra theo phương châm "4 tại chỗ”. Bên cạnh đó, nâng cao trách nhiệm đối với các thành viên được phân công thường trực, đảm bảo 24/24 giờ trong thời gian cao điểm. 

Ngoài đảm bảo lực lượng, hậu cần, thông tin liên lạc, thuốc men..., nhân dân còn dự trữ lương thực, các nhu yếu phẩm đảm bảo sinh hoạt trong 5 ngày trở lên và chuẩn bị các dụng cụ: máy cưa xăng, dao phát, cuốc, xẻng... để huy động được nhanh, kịp thời khi có sự cố cần khắc phục.

Với phương châm phòng tránh là chủ yếu, ngoài cảnh báo các địa điểm, khu vực xung yếu, nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét, vận động các hộ dân còn ở nơi nguy cơ chủ động di dời đến nơi an toàn cũng như gia cố, kè, chống sạt lở ta luy, nhà cửa, nâng cao ý thức, cảnh giác với thiên tai nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản trước mắt trong mùa mưa bão, về lâu dài, xã Cao Phạ cũng chú trọng đẩy mạnh quản lý, trồng, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, quy hoạch sử dụng đất, khu dân cư ở nơi hợp lý, an toàn... để giảm thiểu đến mức thấp nhất hậu quả thiên tai. 

A Mua

Tags Cao Phạ thiên tai Mù Cang Chải lũ ống lũ quét

Các tin khác
Trung tuần tháng 7 khả năng xuất hiện áp thấp nhiệt đới hoặc bão trên Biển Đông. Ảnh minh họa

Có khoảng 2-3 cơn áp thấp nhiệt đới (ATNĐ)/bão hoạt động trên Biển Đông trong giai đoạn nửa cuối tháng 7 và đầu tháng 8, trong đó từ 15-20/7, khả năng xuất hiện đợt đầu tiên.

Sở TN&MT yêu cầu các địa phương lên phương án bảo vệ khoáng sản, bảo vệ cát, sỏi lòng sông chưa khai thác trên địa bàn. (Trong ảnh: Khai thác cát sỏi khu vực Ngòi Thia, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên sáng ngày 13/6/2023)

Sở Tài Nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Yên Bái vừa ban hành Công văn số 485/STNMT-TNN,KTTV&BĐKH gửi UBND các huyện, thành phố, thị xã; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Yên Bái về việc chủ động ứng phó với thiên tai năm 2023.

Du khách tham quan Tử Cấm thành (Bắc Kinh, Trung Quốc) trong cái nắng chói chang

Trong tuần này, nhiệt độ toàn cầu liên tục lập mức kỷ lục, làm dấy lên những lo ngại về tác động của nắng nóng cực độ và sự gia tăng nhanh chóng của biến đổi khí hậu. Theo dự báo, khả năng năm 2023 có thể là năm nóng nhất được ghi nhận.

Thôn, làng trên địa bàn huyện Kon Plông.

Trận động đất mới nhất xuất hiện tại huyện Kon Plông của tỉnh Kon Tum xảy ra vào 19 giờ 6 phút 44 giây, tại tọa độ 14.896 độ Vĩ Bắc-108.265 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục