Yên Bái nâng cao năng lực phòng chống, ứng phó với thiên tai

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/3/2024 | 7:27:47 AM

YênBái - Nâng cao năng lực phòng chống, ứng phó với thiên tai vừa là mục tiêu cũng vừa là giải pháp mà tỉnh đã nỗ lực triển khai trong nhiều năm qua. Điều này, nhằm giảm thiểu những tổn thất về người, tài sản của nhân dân, Nhà nước, từng bước xây dựng tỉnh có khả năng quản lý rủi ro thiên tai và cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai.

Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải tham gia khơi thông các tuyến đường bị ảnh hưởng bởi mưa lũ ngày 5/8/2023 ở xã Hồ Bốn.
Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải tham gia khơi thông các tuyến đường bị ảnh hưởng bởi mưa lũ ngày 5/8/2023 ở xã Hồ Bốn.


Xác định thiên tai không thể loại trừ mà chỉ có khả năng hạn chế và tìm các biện pháp thích ứng để giảm nhẹ thiệt hại, những năm gần đây, tỉnh đã triển khai hàng loạt các hoạt động nâng cao năng lực theo dõi, giám sát, cảnh báo thiên tai. Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh đã bố trí trực 24/24 giờ và liên tục cập nhật số liệu vệ tinh, ra đa, định vị sét, số liệu quan trắc… và đưa ra dự báo trước 2 - 3 ngày các trận mưa lớn diện rộng; cảnh báo trước từ 1 - 3 giờ đối với mưa lớn cục bộ hoặc mưa lớn trong cơn dông. 

Năm 2021 - 2023, tỉnh đã đầu tư lắp đặt thêm 104 trạm đo mưa tự động, nâng tổng số trạm đo mưa toàn tỉnh lên 142 trạm; theo dõi, đánh giá thử nghiệm 2 hệ thống cảnh báo sớm sạt lở đất đặt ở xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải và xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu.

Đồng thời, đã theo dõi, đánh giá thử nghiệm Hệ thống thông tin thời tiết và cảnh báo thiên tai ở 4 huyện, thị phía Tây. Đây là hệ thống phần mềm kết hợp được các công nghệ tiên tiến trên thế giới để thu thập dữ liệu thời tiết, ảnh vệ tinh quan sát mặt đất, công nghệ GIS, viễn thám… trở thành công cụ quan trọng giúp Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh có thêm nguồn thông tin tham khảo phục vụ công tác dự báo thời tiết và cảnh báo thiên tai chính xác, kịp thời hơn. 

Công tác bảo đảm cho người dân an toàn trước thiên tai và tăng cường khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, hệ thống đê điều, hồ đập cũng được quan tâm đúng mức. Khi thiên tai xảy ra, các lực lượng tham gia công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai đã được xây dựng, kiện toàn. Lực lượng này đều được tham gia đào tạo, tập huấn, trang bị kiến thức thông qua các buổi tập huấn, hội thảo, khóa huấn luyện nghiệp vụ, diễn tập… 

Nhìn lại công tác khắc phục hậu quả cơn lũ quét trên địa bàn huyện Mù Cang Chải ngày 5/8/2023 vừa qua, có thể thấy được phản ứng và hành động nhanh nhạy, năng lực ứng phó linh hoạt của cấp ủy, chính quyền và ngành chức năng Yên Bái. Trong một thời gian ngắn, hơn 7.000 người đã được huy động để khắc phục hậu quả thiên tai - một con số cho thấy sự đoàn kết, khẩn trương cao độ. 


Ông Sùng A Bình - Chủ tịch UBND xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải chia sẻ: Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sau 5 ngày kể từ khi cơn lũ đi qua, quốc lộ 32 đã thông, ô tô đi được vào trung tâm xã Hồ Bốn. Các tuyến đường vào bản bị chia cắt thì cơ bản đã tiếp cận được để phục vụ cho cứu trợ, hỗ trợ cho bà con và sau 4 ngày thì có điện trở lại. 

Vài ngày sau lũ, các hộ bị sập trôi nhà hoàn toàn, hàng chục hộ phải di dời khẩn cấp cơ bản bố trí được đất tái định cư xen ghép ở các khu dân cư có sẵn hoặc của người thân, họ hàng. Trạm Y tế, trường học nhanh chóng hoạt động trở lại sau hơn 1 tuần. 

"Cuối tháng 8, cơ bản cuộc sống của nhân dân đã trở lại bình thường. Cuối năm 2023, toàn bộ các hộ có diện tích đất sản xuất bị thiệt hại do mưa lũ cũng đã được hưởng chính sách hỗ trợ, tạo thêm động lực để khôi phục sản xuất” - ông Bình nói. 

Có thể thấy, kỹ năng, năng lực phòng chống, ứng phó với thiên tai của Yên Bái đã ngày càng có sự cải thiện đáng kể và nâng cao. Tuy nhiên, với một tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, nhiều khó khăn như Yên Bái vẫn rất cần sự tiếp tục đầu tư, quan tâm, tạo điều kiện của trung ương về nguồn lực để khắc phục khẩn cấp hậu quả do thiên tai gây ra và chủ động phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, nhanh chóng khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.

Lực lượng tình nguyện viên huy động từ các sở, ban, ngành của tỉnh đến huyện, xã tham gia công tác này lên tới gần 63.000 người được duy trì hằng năm. Cùng đó, tỉnh đã quan tâm, đầu tư bổ sung phương tiện, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ phòng, chống thiên tai. Nhờ đó, Yên Bái đã có 27 ô tô các loại, 19 tàu, xuồng, 1 máy thu phát sóng ngắn, 1 tổ hợp truyền số liệu, 7 thiết bị định vị, 32 máy phát điện, 374 nhà bạt các loại, 4 thiết bị lọc nước, trên 11.000 áo phao cứu sinh, phao tròn, phao bè và nhiều trang thiết bị khác phục vụ công tác này.

Nguyễn Thơm

Tags ứng phó phòng chống thiên tai năng lực

Các tin khác
Một nhà dân ở huyện Văn Chấn bị tốc gần toàn bộ mái nhà

Từ rạng sáng ngày 28/3/2024, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã xảy ra lốc xoáy kèm theo mưa đá gây thiệt hại về nhà ở và hoa màu, tài sản của người dân. Ước tính thiệt hại do thiên tai khoảng 900 triệu đồng.

Một rạp cưới ở huyện Văn Chấn bị thổi bay phần mái che do mưa to và dông, lốc.

Vào khoảng 9 giờ sáng ngày 28/3/2024, trên địa bàn thành phố Yên Bái và các huyện Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trấn Yên đã có mưa to, cục bộ xảy ra dông lốc kèm theo mưa đá đã làm ảnh hưởng đến tài sản và nhà cửa, một số diện tích hoa màu của người dân trên địa bàn.

Sáng nay (28/3), trên địa bàn huyện Mù Cang Chải xuất hiện mưa đá. Hiện các xã đang rà soát thiệt hại do mưa đá gây ra.

Hôm nay (28/3), Yên Bái đã có mưa to. Đặc biệt sáng nay, mưa đá đã xuất hiện trên hầu khắp các địa bàn tại huyện Mù Cang Chải. Các địa phương trong tỉnh cần chủ động ứng phó với mưa dông, lốc, sét và gió giật mạnh.

Một đợt không khí lạnh yếu sắp tràn về miền Bắc, khu vực này cục bộ mưa to đến rất to.

Đợt không khí lạnh yếu sắp tràn về miền Bắc, từ chiều tối và đêm hôm nay 28/3 đến 29/3, khu vực này có mưa, mưa rào và rải rác dông, cục bộ mưa to đến rất to.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục