Nước sông ở Bắc Bộ lên cao, yêu cầu rà soát khẩn các tuyến đê điều

  • Cập nhật: Chủ nhật, 25/8/2024 | 10:59:49 AM

Trước tình hình mưa lớn tiếp tục kéo dài, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị các địa phương canh gác bảo vệ các tuyến đê điều trọng yếu, rà soát các công trình đê điều đã bị xảy ra sự cố nhưng chưa được xử lý và triển khai ngay biện pháp đảm bảo an toàn.

Mực nước tại một số sông ở khu vực Bắc Bộ duy trì ở mức cao gây nguy cơ xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông.
Mực nước tại một số sông ở khu vực Bắc Bộ duy trì ở mức cao gây nguy cơ xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông.

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng và thủy văn quốc gia, từ đêm qua và sáng nay (25/8), ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An tiếp tục có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa tính từ 19h hôm qua đến 8h hôm nay có nơi trên 100mm như: Mường Mươn (Điện Biên) 208.8mm, Xuân Khánh (Thanh Hóa) 200.4mm, Yên Thuận (Tuyên Quang) 158.8mm, Bình Văn (Bắc Kạn) 150.4mm, Bạch Ngọc 2 (Hà Giang) 149.9mm, Tân Phượng (Yên Bái) 128.8mm...

Trong ngày và đêm nay, ở khu vực Tây Bắc và Việt Bắc dự báo tiếp tục mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 30-80mm, cục bộ có nơi trên 150mm. Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, do mưa lớn tiếp tục kéo dài, nên tình hình thủy văn tại các sông Bắc Bộ còn thay đổi phức tạp.

Mực nước trên sông Cầu tại Đáp Cầu theo ghi nhận vào 7h sáng nay là 4,52m, trên mức báo động 1 là 0,22m. Mực nước hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình biến đổi chậm. Mực nước sông Hồng tại trạm Hà Nội sáng nay đo được là 3,5m. Sông Thái Bình tại trạm Phả Lại là 2,22m. Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ.

Trước tình hình trên, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị Sở NN&PTNT Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang tăng cường công tác tuần tra canh gác, đảm bảo an toàn đê điều.

Các đơn vị cần chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều xung yếu theo phương châm 4 tại chỗ; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện hộ đê để kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra.

Các đơn vị tổ chức lực lượng và nghiêm túc thực hiện việc tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều, kiểm tra, rà soát các công trình đê điều đã bị xảy ra sự cố nhưng chưa được xử lý, khắc phục hoặc đang thi công dở dang và triển khai ngay biện pháp đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai yêu cầu Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc khẩn trương xử lý sự cố sạt trượt mái đê tại vị trí K4+475 đê Phan - Sáu Vó.

(Theo TPO)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân.

Do mưa lớn từ đêm 13 đến ngày 15/8, tuyến đường tỉnh 164 (An Bình - Lâm Giang), đoạn qua địa phận thôn Khe Trang, xã An Bình, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã bị sạt lở nghiêm trọng taluy dương tại vị trí Km4+800, gây ách tắc giao thông nghiêm trọng với các xã Lâm Giang, An Bình, Lang Thíp (Văn Yên) và kết nối Văn Yên với huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Từ ngày 24/8/-25/8/2024, khu vực Bắc Bộ có khả năng xuất hiện một đợt mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 40-100mm, cục bộ có nơi trên 200mm; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất trên sườn dốc và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

Ảnh chụp màn hình trang mạng với bài viết về La Nina ảnh hưởng tới an ninh lương thực Đông Nam Á

Trang mạng Fulcrum.Sg mới đây nhận định, nếu La Nina xuất hiện như dự báo, đây có thể là “con dao hai lưỡi” đối với các khu vực bị ảnh hưởng, trong đó có Đông Nam Á.

Lực lượng cứu hộ và người dân khẩn trương cứu hộ anh Lương Văn Ba bị mắc kẹt do sạt lở đất.

Những ngày qua, các tỉnh trung du và miền núi phía bắc liên tiếp phải hứng chịu những trận mưa lũ lớn gây sạt lở đất, gây nhiều thiệt hại, nhất là hệ thống đường giao thông. Trước tình hình này, các tỉnh đã chỉ đạo các ngành nỗ lực khắc phục hậu quả, bảo đảm nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân các địa bàn bị chia cắt, chuẩn bị chu đáo các phương án đón học sinh vào năm học mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục