Yên Bái đảm bảo vệ sinh môi trường, chăm sóc người bệnh sau mưa bão

  • Cập nhật: Thứ ba, 17/9/2024 | 3:10:44 PM

YênBái - Sau bão số 3, ngành y tế Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động đảm bảo vệ sinh môi trường và đảm bảo khám chữa bệnh cho người dân.

Sau lũ, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân vệ sinh môi trường, cán bộ Trạm Y tế phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái còn giúp nhân dân khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt. Cán bộ y tế đến từng tổ dân phố hướng dẫn người dân cách xử lý để có nước sạch sử dụng. 

Cùng với đó, cán bộ Trạm còn tổ chức giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra trong và sau mưa lũ như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, nhất là đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như: tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn...


 Các y, bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Hữu nghị 103 Yên Bái thực hiện tiểu phẫu gắp mảnh kính găm vào chân cho anh Nguyễn Mạnh Thắng, chiến sĩ Lữ đoàn 297, Quân khu 2 bị thương trong khi đi hỗ trợ người dân dọn dẹp vệ sinh môi trường sau lũ.

Với cán bộ ngành y, tinh thần sẵn sàng phục vụ mọi lúc, mọi nơi trong thời điểm thiên tai càng được phát huy. Toàn bộ hệ thống y tế từ tỉnh đên cơ sở trước, trong và sau thiên tai luôn thường trực bảo đảm sẵn sàng thu dung cấp cứu, điều trị người bệnh. 

Đã có hàng trăm trường hợp bệnh nhân vào viện vì bị thương trong bão lũ. Trong khi đang trợ giúp người dân tại đường Thanh Niên, phường Hồng Hà thu dọn bùn đất, rác rưởi sau mưa lũ, anh Nguyễn Mạnh Thắng, chiến sĩ Lữ đoàn 297, Quân khu 2 đã bị mảnh kính xuyên thủng ủng và găm vào chân. Anh đã được các y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hữu nghị 103 Yên Bái nhanh chóng tiêm phòng uốn ván và thực hiện tiểu phẫu gắp, lấy ra mảnh kính…

Anh Phùng Thế Chí bị sạt taluy làm đổ nhà, vợ con đã mất, chỉ còn lại mình anh sống sót với 1 chân bị gãy và 1 chân bị rách da phải khâu. Trường hợp này Bệnh viện Đa khoa Hữu nghị 103 Yên Bái đã xử trí nhanh vết thương và dành riêng cho anh 1 phòng nằm yêu cầu, đồng thời các y, bác sĩ cũng luôn thăm hỏi động viên giúp anh vượt qua nỗi đau, sớm ổn định sức khỏe và cuộc sống.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh là đơn vị có nhiệm vụ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau lũ. Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Trọng Phú - Phó Giám đốc Trung tâm cho biết: "Trung tâm đã chỉ đạo trung tâm y tế các huyện, thị, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn cơ sở y tế và người dân chuẩn bị các vật dụng chứa nước sạch, phương tiện, dụng cụ xử lý môi trường, xử lý nước; thu gom, quản lý chất thải y tế, đảm bảo vệ sinh cá nhân... theo hướng dẫn của Bộ Y tế; bố trí nhân lực, đảm bảo dự trữ và cung cấp đủ thuốc, hóa chất, trang thiết bị xử lý nước, xử lý môi trường; tổ chức các đoàn công tác của ngành kiểm tra, theo dõi tình hình ngập lụt, tình hình vệ sinh môi trường và quản lý chất thải trong các cơ sở y tế, tăng cường giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt của người dân”.


Ngành y tế phun hóa chất, khử khuẩn môi trường tại các huyện Lục Yên, Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình và thành phố Yên Bái.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cũng chỉ đạo tăng cường các biện pháp khử khuẩn, xử lý nước thải y tế đảm bảo yêu cầu trước khi xả thải ra môi trường; hướng dẫn các đơn vị y tế và người dân triển khai ngay các hoạt động vệ sinh môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại các khu vực bị ngập lụt, thu gom, xử lý xác súc vật chết; xử lý các giếng khoan, giếng đào, bể nước bị ngập theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại các khu vực bị ngập sau khi nước rút.

Được biết, đến 15/9, toàn tỉnh đã cấp bổ sung 2.335 kg Cloramin , 9 cơ số thuốc phòng chống bão lũ, 2.000 túi thuốc gia đình, 57 thùng (6 loại thuốc, các thực phẩm chức năng và các chế phẩm) cho các trung tâm y tế trong hoạt động khử khuẩn, xử lý nguồn nước, vệ sinh môi trường trên địa bàn. Toàn tỉnh cũng đã tiến hành phun hóa chất, khử khuẩn môi trường tại các huyện: Lục Yên, Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình và thành phố Yên Bái. Đã có gần 4.600 hộ gia đình, 63 đơn vị công cộng, 8 công trình cấp nước tập trung được xử lý nguồn nước sinh hoạt.  

Sự nỗ lực của ngành y tế tỉnh trong triển khai các hoạt động đảm bảo vệ sinh môi trường và công tác khám chữa bệnh cho người dân sẽ góp phần hạn chế thấp nhất dịch bệnh xảy ra sau mưa lũ, góp phần làm dịu đi những nỗi đau thể xác và tinh thần cho người dân phải gánh chịu do bão số 3.

Minh Huyền - Đức Toàn

Tags Yên Bái vệ sinh môi trường mưa bão

Các tin khác
Ngư dân huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh bị thiệt hại khoảng 2.200 tỷ đồng.

Bão số 3 đổ bộ đã gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng, trụ sở, kho tàng, trường học, nhà dân..., theo thống kê sơ bộ tại Quảng Ninh là khoảng 23.770 tỷ đồng, TP. Hải Phòng gần 11.000 tỷ đồng, tỉnh Hải Dương hơn 1.500 tỷ đồng.

Trong những ngày này, các đơn vị bảo trì, thi công trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã chủ động ứng trực 24/24h, nắm bắt, theo dõi diễn biến thời tiết để có giải pháp ứng cứu kịp thời. Với các tuyến giao thông bị sạt lở, chia cắt, các đơn vị đã thực hiện phương thức thi công từ ngoài vào trong để nhanh chóng xử lý dứt điểm những vị trí gây ách tắc.

Lãnh đạo huyện Văn Yê chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 3 tại cơ sở.

Trong những ngày qua, huyện Văn Yên đã chủ động từ công tác chỉ đạo ứng phó và quyết liệt trong công tác khắc phục hậu quả bão số 3. Qua đó, giúp Văn Yên nhanh chóng ổn định tình hình, đưa cuộc sống của nhân dân bình thường trở lại cho dù thiệt hại do thiên tai gây ra không phải nhỏ.

Sạt lở đất ở Làng Nủ khiến hàng chục người chết và mất tích.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề xuất lập bản đồ cảnh báo thiên tai, nhất là bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất chi tiết đến cấp thôn, bản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục