Đại lộ dài nhất Việt Nam mang tên Thăng Long

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/7/2010 | 7:52:20 AM

Chiều 14/7, sau hơn một giờ tranh luận, HĐND Hà Nội đã nhất trí đặt tên trục đường Láng - Hòa Lạc là Đại lộ Thăng Long. Với chiều dài 28 km, đây là đại lộ dài nhất Việt Nam.

Từ nay tuyến đường Láng - Hòa Lạc có tên gọi đại lộ Thăng Long.
Từ nay tuyến đường Láng - Hòa Lạc có tên gọi đại lộ Thăng Long.

Đại lộ Thăng Long dài 28 km, rộng 140 m, gồm 2 dải đường cao tốc quy mô mỗi chiều 3 làn xe; 2 dải đường đô thị 2 làn xe; dải phân cách giữa; 2 dải đất dự trữ và dải trồng cây xanh, vỉa hè.

Tuyến đường được tính bắt đầu từ ngã tư giao cắt với đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Trần Duy Hưng, đi qua qua địa bàn các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai và Thạch Thất đến ngã tư giao với Quốc lộ 21A (km 31 + 64, điểm đầu của đường Hồ Chí Minh).

Trước đó, để thống nhất được tên gọi cho đại lộ này, chiều 14/7, nhiều đại biểu đã đăng đàn góp ý với tờ trình của UBND. Theo tờ trình, tuyến đường lấy tên đại lộ Nghìn năm. Tuy nhiên, cả hai yếu tố về tên gọi là "đại lộ" và "Nghìn năm" bị nhiều đại biểu cho là không chuẩn về mặt ngôn từ, ý nghĩa.

Nguyên Hiệu trưởng ĐH Kiến trúc Trần Trọng Hanh cho rằng "đại lộ" phải là tuyến phố, có nhà cửa hai bên. Tuyến đường Láng - Hòa Lạc không đảm bảo yếu tố này. "Thực chất nó là tỉnh lộ, nối đô thị Hòa Lạc 65 vạn dân trong tương lai với đô thị trung tâm", ông Hanh nói.

Trong khi đó, hơn 10 đại biểu khác đăng đàn phản bác tên gọi "Nghìn năm" vì không đúng quy cách đặt tên đường phố, vốn thường lấy tên địa danh hoặc danh nhân. Yếu tố "Nghìn năm" ở đây thậm chí còn bị đại biểu Bùi Thị An cho là vô nghĩa.

Sau khi tranh cãi hơn một giờ, trong đó một số đại biểu nhiều lần đứng dậy góp ý, HĐND đã biểu quyết thông qua tên gọi đại lộ Thăng Long.

Ngoài ra, HĐND cũng thông qua việc đặt, đổi tên 43 đường, phố mới và 4 công trình công cộng. Trong đó, quận Cầu Giấy có thêm các phố Duy Tân, Đỗ Quang, Vũ Phạm Hàm. Trong đó, đường Vũ Phạm Hàm (dài 750 mét, có hai đoạn bị cắt bởi ngã tư) vốn được đề xuất đặt tên gồm hai danh nhân là Nguyễn Trung Ngạn và Vũ Phạm Hàm.

Quận Hà Đông có thêm phố Văn La, Văn Phú, Lụa và Cầu Am.

Quận Hoàng Mai có các phố Định Công Hạ, Linh Đàm, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Công Thái, Hồng Quang, đường Nghiêm Xuân Yêm. Quận Long Biên đặt tên phố Nguyễn Văn Hưởng, Kẻ Tạnh, Hoàng Như Tiếp, Ái Mộ, Huỳnh Tấn Phát, Ngọc Trì và phố Gia Thụy.

Quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, huyện Thanh Trì đặt tên đường Nguyễn Xiển. Thị xã Sơn Tây đặt tên đường Phú Hà, các phố Cổng Ô, Tiền Huân, đường Trung Sơn Trầm. Huyện Đông Anh đặt tên các đường Đào Cam Mộc, Nguyễn Thực, Lê Hữu Tựu và Nguyên Khê.

HĐND thành phố cũng thông qua đề xuất đặt tên cầu Thanh Trì và Vĩnh Tuy, công viên Hoà Bình, bảo tàng Hà Nội.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Toàn tỉnh có 76 nhà bị tốc mái.

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái, trận mưa to kèm theo dông lốc xảy ra đêm 30/4 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã làm 1 người tử vong do sét đánh; 76 nhà tốc mái; 69 ha lúa, ngô và cây lâm nghiệp bị thiệt hại, ảnh hưởng.

(Ảnh: NOAA)

Đợt El Nino 2023 - 2024 ngày càng có nhiều khả năng được ghi nhận là mức kỷ lục và nằm trong số những đợt El Nino mạnh nhất kể từ năm 1950.

Lục Yên là địa phương liên tiếp 2 đợt thiệt hại do mưa to kèm dông lốc chỉ trong 3 ngày, từ 17-20/4 vừa qua.

Từ đêm 30/4 đến ngày 1/5 ở khu vực Bắc Bộ,trong đó có tỉnh Yên Bái có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; cần chủ động đề phòng.

Đám cháy rừng tại xã Púng Luông, Mù Cang Chải

Chiều qua (29/4), một đám cháy bất ngờ bùng lên ở khu vực rừng thông xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục