826 triệu USD đầu tư thiết bị Nhiệt điện Thái Bình 2

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/5/2012 | 8:30:08 AM

Chiều 22/5, tại Hà Nội, hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị và dịch vụ kỹ thuật cho gói thầu thiết bị chính Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 với tổng giá trị hơn 826 triệu USD đã được ký kết giữa Tổng thầu EPC là Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) và Liên danh nhà thầu Sojitz - Daelim (SDC).

Phát biểu tại lễ ký, Tổng Giám đốc PVX Vũ Đức Thuận cho biết gói thầu cung cấp thiết bị chính của nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 bao gồm các công việc cung cấp, mua sắm toàn bộ thiết bị khu lò hơi - tuabin/máy phát; thực hiện toàn bộ công tác thiết kế chi tiết cho phần xây dựng, kết cấu, cơ khí, điện và đo lường điều khiển trong phạm vi gói thiết bị chính; thiết kế xây dựng phần móng tuabin/máy phát; cung cấp các hướng dẫn và tư vấn kỹ thuật đối với công tác lắp đặt thiết bị và chạy thử do PVX và các nhà thầu phụ khác thực hiện.

Gói thầu cũng cung cấp các tài liệu hướng dẫn liên quan đến quá trình lắp đặt, thử nghiệm, chạy thử, vận hành cũng như công tác đào tạo nhân sự cho chủ đầu tư và các công việc khác theo yêu cầu.

Theo thỏa thuận được ký kết, thời gian thực hiện Hợp đồng giữa PVX và SDC sẽ đảm bảo phù hợp với hợp đồng EPC đã ký kết với Chủ đầu tư là vận hành thương mại tổ máy 1 sau 39 tháng và tổ máy 2 sau 45 tháng kể từ ngày ký hợp đồng.

Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, nằm trong Trung tâm Điện lực Thái Bình (xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình). Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1,6 tỷ USD, gồm hai tổ máy với tổng công suất 1.200 MW.

Được khởi công xây dựng vào tháng 2/2011, dự kiến khi đi vào vận hành vào năm 2015, Nhà máy sẽ bổ sung cho hệ thống quốc gia khoảng 6,7 tỷ kWh/năm đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế, xã hội.

Là đơn vị thành viên chủ chốt của PVN, PVX đã và đang đảm nhiệm vai trò tổng thầu EPC nhiều công trình, dự án trọng điểm quốc gia và ngành, trong đó có các dự án Nhà máy nhiệt điện như Nhơn Trạch 2, Cà Mau, Vũng Áng 1, Quảng Trạch 1, Long Phú - Sông Hậu.

Trong khi đó, nhà thầu Sojitz (Nhật Bản) đã tham gia cung cấp tuabin/máy phát và thiết bị phụ trợ cho Dự án Nhiệt điện Vũng Áng 1 tại Việt Nam và cung cấp thiết bị/thu xếp vốn cho nhiều dự án trên thế giới.

Nhà thầu Daelim là doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc, đã từng triển khai nhiều dự án nhiệt điện than quy mô lớn, nhiệt điện khí, điện hạt nhân tại Hàn Quốc và các nước khác trên thế giới theo hình thức EPC.

Hiện Liên danh nhà thầu SDC đã có các cam kết về thu xếp vốn từ các tổ chức tài chính JBIC (Nhật Bản) và K-EXIM (Hàn Quốc) thông qua các ngân hàng thương mại BTMU, MIZUHO, HSBC.

(Theo TTXVN)

Các tin khác

Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết Bộ Giao thông Vận tải mới nhận được khoản viện trợ không hoàn lại từ phía doanh nghiệp Nhật Bản.

Ngày 14-5, tại hội thảo về kỹ thuật điện gió diễn ra tại TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), Tập đoàn điện gió Timur (Malaysia) và UBND tỉnh Ninh Thuận đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác đầu tư về năng lượng điện gió tại tỉnh này.

Ngày 9-5, Đại sứ quán Úc tại Hà Nội cho biết Chính phủ Úc sẽ dành cho VN khoảng 150,4 triệu AUD (tương đương 3.200 tỉ đồng), đưa VN thành nước nhận viện trợ phát triển song phương lớn thứ năm từ Úc.

Đến nay Nhật Bản đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 7.500 triệu yên để nâng cấp 29 điểm cầu tại 16 tỉnh khu vực vùng núi phía Bắc. (Cầu treo ở Trạm Tấu, Yên Bái)

Ngày 8-5, tại Hà Nội, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Tanizaki Yasuaki và Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng đã ký Công hàm trao đổi "Dự án xây dựng cầu giao thông nông thôn các tỉnh khu vực miền Trung đợt 3" trị giá 749 triệu yên (khoảng 9,3 triệu USD).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục