Cha đẻ cây thông Noel nhân tạo là ai?

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/12/2021 | 3:29:53 PM

Ở tuổi ngót nghét 100, cựu phi công Mỹ Si Spiegel nằm trong số ít những người từng ném bom phát xít Đức còn ở cạnh con cháu. Ông nổi tiếng hơn cả vì được mệnh danh là cha đẻ, vua của cây thông Noel nhân tạo.

Giá thông Noel cả nhân tạo lẫn tự nhiên đều tăng 25% do chi phí vận chuyển tăng trong năm 2021.
Giá thông Noel cả nhân tạo lẫn tự nhiên đều tăng 25% do chi phí vận chuyển tăng trong năm 2021.

Không một phi công nào của phe Đồng minh muốn rơi vào tay phát xít Đức, đặc biệt là phi công người Do Thái như Si Spiegel. Ông đã suýt chết khi thực hiện nhiệm vụ vào giai đoạn cuối Thế chiến thứ 2 tại mặt trận châu Âu.

Bị trúng đạn phòng không sau khi ném bom Berlin và gần như chắc chắn máy bay không thể về đến Anh, viên phi công mới đôi mươi đánh cược bay về phía Warsaw (Ba Lan). Hồng quân Liên Xô đã chiếm được khu vực này trước đó ít lâu và đẩy quân Đức về biên giới.

May mắn đã mỉm cười với phi công Mỹ khi một chiến đấu cơ sơn ngôi sao đỏ của Liên Xô xuất hiện. Hai bên thể hiện những cử chỉ thân thiện trước khi chiếc oanh tạc cơ B-17 của Mỹ hạ cánh an toàn xuống Ba Lan.



Cha đẻ của cây thông Noel nhân tạo từ nhựa, ông Si Spiegel 

Trở về Mỹ và được ca ngợi như anh hùng nhưng Spiegel lại cảm thấy ngột ngạt và không phát triển được trong ngành hàng không. Ông đi học trường dạy nghề và tìm được việc làm tại một nhà máy sản xuất bàn chải ở Mount Vernon với mức lương 1,8 USD một giờ.

Chính tại nhà máy Westchester, vận may của Spiegel đã đến. Thuyết phục được chủ nhà máy, Spiegel bắt tay vào làm cây thông Noel giả bằng nhựa PVC màu xanh.

Những sản phẩm đầu không được bắt mắt và trông rất giả, cộng thêm xu hướng bấy giờ chỉ chuộng cây thông bằng nhôm nên việc kinh doanh rất chậm chạp.



Hai di sản của ông Spiegel: phi công lái máy bay ném bom phát xít Đức và cây thông Noel nhân tạo
 
Quyết tâm cải tiến sản phẩm của mình, Spiegel đã mang cây thật vào để nghiên cứu. Ông mày mò với máy móc của mình để đẩy nhanh quá trình, và chẳng mấy chốc đã nhanh chóng bán được những cây thông giả có hình dạng hoàn hảo như thật.

Giữa thập niên 1970, công ty của ông Spiegel, American Tree and Wreath, đã sản xuất khoảng 800.000 cây thông Noel mỗi năm, cứ 4 phút lại có một cây ra khỏi dây chuyền lắp ráp, theo báo New York Times.

Thành công mở đường cho Spiegel tiếp tục mở rộng dây chuyền và cuối cùng tách ra thành lập công ty riêng vào năm 1982 với những kinh nghiệm đã tích lũy được.

Trong 6 năm kể từ khi công ty thành lập với vỏn vẹn 4 nhân viên, Hudson Valley Tree của Spiegel đã phát triển thành một doanh nghiệp trị giá 25 triệu USD, sử dụng 800 công nhân toàn thời gian với các nhà máy ở Newburgh và Indiana.

"Tôi rất mong một công việc kinh doanh tốt, nhưng tôi không nghĩ nó sẽ tốt như thế này”, ông chủ Spiegel nói với giọng từ tốn trong một cuộc phỏng vấn với Hãng thông tấn AP năm 1988.

Hudson Valley Tree trở thành nhà sản xuất cây thông nhân tạo hàng đầu nước Mỹ và chỉ phải đối mặt với sự cạnh tranh không đáng kể từ các đối thủ châu Á.

Sự thành công của ông Spiegel còn đến từ sự thiếu hụt thông tự nhiên. Vào giữa thế kỷ trước, cây thông thật chưa được trồng ở quy mô trang trại mà chủ yếu khai thác từ tự nhiên.

Chặt mãi cũng cạn kiệt, đến cuối thập niên 1960 và 1970, thông tự nhiên trở nên khan hiếm đúng lúc công ty của ông Spiegel bắt đầu tiếp thị những cây thông giả nhưng trông thật đến hoàn hảo. 

Một ưu điểm nữa là thông giả không bao giờ héo tàn, kể cả khi không bán hết, công ty của ông Spiegel vẫn có thể cất kho chờ mùa năm sau.

Năm 1993, ông Spiegel bán công ty và nghỉ hưu ở tuổi 69 và dành thời gian còn lại cho gia đình cùng các hội nhóm cựu phi công quân sự.

Ở tuổi 97, người từng là "Vua cây thông Noel" không có cây thông nhân tạo nào trong nhà dù những thế hệ cây nhân tạo đời "cháu, chắt" dựa trên thiết kế ban đầu của ông đã có mặt tại 3/4 gia đình Mỹ.

(Theo TTO)

Các tin khác

Giáo viên Kishore Asthana: Chúng tôi có 5-6 triệu em nhỏ sống trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhưng có chỉ số IQ trên 130.

Ông Ernie Reda và Hiệu trưởng Shannon Marshall.

Không thể nhận bằng tốt nghiệp vào năm 1943, Ernie Reda được Hiệu trưởng Trung học Stadium dành tặng món quà đặc biệt sau 78 năm.

Ở tuổi 122, cụ Fatemeh Norouzi Karizi, sống tại tỉnh Razavi Khorasan của Iran, là người sống lâu nhất trên thế giới.

Giáo sư Toán học Terence Chi-Shen Tao.

Terence Chi-Shen Tao tự học đọc lúc 2 tuổi, học lớp 11 năm 7 tuổi, tham gia các khóa học đại học khi 9 tuổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục