Ấn Độ: Nhặt được viên kim cương giá trị khi kiếm củi trong rừng

  • Cập nhật: Chủ nhật, 31/7/2022 | 8:01:23 AM

Người phụ nữ Ấn Độ hy vọng số tiền bán đấu giá viên kim cương, ước tính hơn 25.000 USD, giúp cô sửa nhà và trang trải chi phí đám cưới con gái.

Vợ chồng bà Genda Bai khoe viên kim cương mới tìm thấy. (Nguồn: Newslions)
Vợ chồng bà Genda Bai khoe viên kim cương mới tìm thấy. (Nguồn: Newslions)

Genda Bai tìm thấy viên kim cương giá trị hôm 27/7 sau khi vào rừng nhặt củi ở làng Purushottampur, thuộc huyện Panna, bang Madhya Pradesh. Viên đá quý hiếm nặng hơn 4 carat, có giá trị khoảng gần hai triệu Rupee (hơn 25.000 USD).

Bai, người thường bán củi lấy tiền, nhặt viên kim cương lên rồi vội chạy về nhà để báo cho chồng. Cặp vợ chồng sau đó đi thẳng tới cửa hàng kim cương và gặp chuyên gia Anupam Singh, người cho họ biết về giá trị thực của nó.

Theo Mirror, viên kim cương sẽ được rao bán ở cuộc đấu giá sắp diễn ra. Dự kiến nó mang về khoản tiền lớn cho Genda Bai. Bà mẹ này cho hay ngôi nhà của gia đình hiện trong tình trạng xập xệ. Cô hy vọng sử dụng số tiền trên để sửa chữa nhà cũng như chăm sóc các con.

Vợ chồng Genda Bai có bốn con trai và hai con gái, đều sắp kết hôn. Cô dự định dùng tiền bán kim cương để chi trả cho đám cưới.

Từ đầu năm đến nay, một số viên đá quý đáng chú ý đã được đấu giá, bao gồm viên kim cương màu xanh lam lạ mắt và lớn nhất thế giới - còn được gọi là De Beers Cullinan Blue - được bán với giá 57,47 triệu USD.

Hồi tháng 5, viên kim cương trắng lớn nhất từng được đấu giá, có tên The Rock, cũng được bán với giá 21,9 triệu USD và nặng 228,31 carat.

Vào ngày Bai tìm thấy viên kim cương trên, viên kim cương hồng lớn nhất thế giới trong 300 năm được tìm thấy ở Angola. Được đặt tên là Lulo Rose, viêm đá quý 170 carat hiện chưa có giá trị ước tính, nhưng những viên có kích thước tương tự từng được bán đấu giá hàng triệu USD.

Năm 2017, viên kim cương Pink Star 59,6 carat được bán ở Hong Kong (Trung Quốc) với giá 71,2 triệu USD. Đến nay, đây vẫn là viên đắt nhất thế giới.

(Theo Baoquocte)

Các tin khác

Khu vực đại lộ nổi tiếng Champs- Elysees tại thủ đô Paris (Pháp) đã biến thành phòng thi chính tả lớn nhất thế giới.

Một cựu binh hải quân Mỹ có tên là Joseph Dituri vừa lập kỷ lục sống dưới nước lâu nhất với thời gian là 74 ngày.

Cầu đường sắt Chenab bắc qua con sông cùng tên.

Cầu Chenab nằm ở độ cao 359 m phía trên mặt sông Chenab ở vùng Jammu và Kashmir, dự kiến hoạt động vào cuối tháng 12/2023 hoặc tháng 1/2024.

Tanaka dẫn đầu cuộc thi ở Malaga, Tây Ban Nha năm 2018.

Cụ ông Hiroo Tanaka giành chức vô địch thế giới World Masters Athletics nội dung chạy 60m nhóm tuổi trên 90.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục