Nghi thức tang lễ và kiểu áo quan kì lạ ở Châu Phi
- Cập nhật: Thứ năm, 28/6/2007 | 12:00:00 AM
Trong khi các gia đình ở nhiều nơi trên thế giới chôn cất người quá cố với những vật dụng được cho là có thể cần đến dưới suối vàng, thì cư dân Châu Phi lại thể hiện tình thương yêu của họ đối với những người đã ra đi vĩnh viễn bằng đủ loại áo quan màu mè.
|
Tại hiệu đóng áo quan Kane Kwei ở làng ven biển Teshie, gần thủ đô Accra của Ghana, các gia đình có thể chọn mua những chiếc áo quan mô phỏng theo nghề nghiệp, đam mê, thậm chí cả những tật xấu của người quá cố khi còn sống.
Một cựu phi công sẽ được chốn cất trong quan tài mô phỏng chiếc máy bay 747 có đầy đủ bánh xe để có thể hạ cánh xuống đường băng nơi... thiên đàng. Một người dân chài sẽ yên nghỉ trong bụng một con cá gỗ với những chiếc vây cá màu trắng được đẽo gọt tỉ mỉ.
Trái lại, ông chủ của một chiếc Mercedes hẳn sẽ hài lòng với cỗ xe tang được đóng giống y hệt chiếc xế hộp của mình. Thậm chí, một anh chàng thích uống bia cũng có thể tận hưởng niềm vui sướng nơi suối vàng khi được chôn trong một chai bia Guiness lớn.
Đôi khi, người quá cố phải nằm trong nhà xác tới hàng tháng trời trong khi chờ những người họ hàng sắp xếp xem nên chọn đóng loại áo quan nào và ai sẽ là người trả tiền.
Tại vùng Gbadolite ở đất nước Congo, các gia đình thường chôn người chết trên một mảnh đất ngay trước cửa nhà để có thể giữ mối dây liên hệ giữa cõi âm và dương.
Tuy nhiên những tập quán cũ khiến những người trẻ tuổi cảm thấy không mấy thoải mái. Đã từ lâu, cư dân của bộ tộc Balunda sinh sống tại phía Bắc Kenya tranh cãi về tập quán chôn người dựng lên trong một chiếc áo quan kiểu tủ đứng. Người dân địa phương cho biết sở dĩ có lối mai táng kì lạ như vậy là để linh hồn người quá cố có thể nhanh chóng tới được với Chúa trời khi được triệu tập.
Những người cao tuổi muốn chính phủ Kenya công nhận nghi thức này như một di sản quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, anh Jairus Khaemba, 45 tuổi, được coi là thuộc thế hệ sau, lại cho rằng đó là nghi lễ cổ hủ, lạc hậu.
Cho dù thế nào đi chăng nữa, có một nghịch lý rằng những người dân nghèo và trung lưu tại Châu Phi chẳng ngần ngại tiêu tốn cả đống tiền cho tang lễ.
Tại Congo, nơi hơn ba phần tư số dân sống với mức ít hơn 1 đô la Mỹ mỗi ngày, một gia đình trung bình chi phí khoảng 500 đô cho mỗi tang lễ và đối với những người giàu thì khoản tiền này còn gấp đến hơn 20 lần.
Trong khi người dân không còn tổ chức lễ rửa tội cho trẻ sơ sinh kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 80, tang lễ lại được coi như một dịp quan trọng để khẳng định đẳng cấp trong xã hội. Đã có những tang lễ có tới hơn 1000 người tới dự.
Bà Sophia Noma, một hiệu trưởng 62 tuổi, cho biết: “Mẹ tôi mất khi thọ 115 tuổi, chính vì thế toàn thể gia đình phải có mặt trong tang lễ để bày tỏ lòng tấm lòng thành kính đối với bà.” Tang lễ kéo dài 40 ngày với tổng chi phí gần 10 000 Đô la.
Trong mục “Ra đi với phong cách” trên trang web của mình, công ty Ebony có trụ sở tại Nam Phi quảng cáo nhận chuyển những chiếc quan tài đặc biệt tới mọi nơi trên toàn Châu Phi.
(Theo TPO)
Các tin khác
Một nữ trọng tài Brazil gần đây đã buộc dư luận phải lên tiếng khi xuất hiện với những hình ảnh gợi cảm trên tạp chí Playboy.
Một đầu bếp ở thành phố Washington, DC, vừa mới tạo ra loại thực phẩm mới có tên "hopsicle" – mang lại khoái cảm như khi nhấm nháp một que kem cho các quý ông thích bia.
Không phải chuyện đơn giản khi cùng lúc lèn chặt 168 chiếc áo vào người. Đã có lúc, cậu bé Austin Crow 12 tuổi tưởng như mình sắp tắt thở đến nơi khi đống vải quấn quanh người ngày một lớn, cảm giác chẳng khác nào bị kẹt cứng trong khối bê tông.
Không chỉ có cuộc thi sắc đẹp dành cho những người đẹp “siêu chuẩn”, Miss Fatty là sự trân trọng những vẻ đẹp “ngoại cỡ” và cơ hội thể hiện mình của những người đẹp "bé bự".