YBĐT - Mỗi địa phương tùy thuộc đặc điểm tình hình đã có những cách làm phù hợp để hoàn thành và giữ vững các tiêu chí nông thôn mới, song điểm chung nhất đạt được chính là sự văn minh, trù phú.
Con đường vào thôn Hơn, xã Thịnh Hưng dài 0,8 km vừa được bê tông hóa trị giá trên 600 triệu đồng bằng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và sự đóng góp tiền của, công sức và việc tự nguyện hiến đất của nhân dân đã làm cho bộ mặt nông thôn nơi đây ngày càng khởi sắc.
Bà Lương Thị Hải - một trong những hộ tiên phong trong việc hiến đất làm đường phấn khởi cho biết: "Có đường không chỉ giúp bà con chúng tôi thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội mà còn giúp địa phương thực hiện xây dựng nông thôn mới (XDNTM) thắng lợi. Vì vậy, gia đình tôi tự nguyện hiến đất và công sức để con đường nhanh chóng hoàn thành đưa vào sử dụng”.
Với quyết tâm cán đích NTM năm 2017, những năm qua, đặc biệt là năm 2017, Đảng bộ, chính quyền xã Thịnh Hưng đã tập trung mọi nguồn lực và huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Đến nay, Thịnh Hưng đã hoàn thành 15/19 tiêu chí NTM. Các tiêu chí còn lại là giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa đều cần nguồn kinh phí lớn… nên ngay từ đầu năm xã đã đề ra nhiều giải pháp.
Với phương châm nỗ lực nhưng không quá sức dân, sau khi rà soát những trường hợp cần miễn đóng góp như người cao tuổi, người đang hưởng trợ cấp xã hội, trên cơ sở hạch toán số tiền cần huy động, xã đã giao cho cán bộ, đảng viên phụ trách xã cùng với các ban, ngành đoàn thể đến từng thôn để tuyên truyền, vận động sự đóng góp của nhân dân, trong đó những thôn hưởng lợi trực tiếp đóng nhiều hơn.
Mỗi địa phương tùy thuộc đặc điểm tình hình đã có những cách làm phù hợp để hoàn thành và giữ vững các tiêu chí NTM song điểm chung nhất đạt được chính là sự văn minh, trù phú. Vĩnh Kiên cũng là 1 trong 5 địa phương đề ra mục tiêu cán đích NTM trong năm 2017. Đi trên những con đường bê tông phẳng lỳ, bà con nơi đây đang tập trung chăm sóc lúa mùa. Niềm vui hiện rõ trên từng nét mặt của người dân. Không vui sao được bởi chính họ đã góp phần quan trọng đóng góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp.
Đồng chí Nguyễn Văn Chiến - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Kiên chia sẻ: "Để việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM có hiệu quả, Đảng bộ, chính quyền địa phương xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động bà con đoàn kết một lòng và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với phương châm phát huy vai trò người dân là chủ thể, Nhà nước hỗ trợ, cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò lãnh đạo, trong đó chú trọng phát động các phong trào thi đua chung sức XDNTM".
"Đến thời điểm này, xã Vĩnh Kiên cũng đã hoàn thành 15/19 tiêu chí NTM. 4 tiêu chí còn lại đang được Đảng ủy, chính quyền địa phương tập trung hoàn thành để cán đích theo kế hoạch” - Chủ tịch Chiến nói.
Xã đã huy động hàng ngàn công lao động, vận động gần 300 hộ tự nguyện hiến trên 20.000 m2 đất cùng nhiều cây cối, hoa màu để xây dựng đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng, bê tông hóa trên 18 km đường liên thôn, kiên cố hóa 2 km kênh mương nội đồng, xây dựng 12 nhà văn hóa… Tổng kinh phí thực hiện các tiêu chí NTM trên địa bàn xã do nhân dân đóng góp trị giá trên 6 tỷ đồng, bộ mặt nông thôn ở Vĩnh Kiên hôm nay đã có nhiều khởi sắc.
Ông Nguyễn Văn Viện - một trong những hộ làm kinh tế giỏi của thôn Đa Cốc, xã Vĩnh Kiên cho biết: "XDNTM phải xuất phát từ những việc làm cụ thể của nhân dân. Chính vì vậy, gia đình tôi đã nỗ lực tập trung phát triển kinh tế mà trọng tâm là trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hiện tại, gia đình tôi có thu nhập trên 100 triệu đồng một năm. Tới đây, chúng tôi sẽ phát triển thêm diện tích cây ăn quả và chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa để tăng thu nhập cho gia đình cũng như góp phần tăng mức thu nhập bình quân của xã ”.
Không chỉ ở Thịnh Hưng, Vĩnh Kiên mà đến Yên Bình đâu đâu cũng bắt gặp những gương mặt phấn khởi của người dân trên các vùng quê NTM. Đồng chí Nguyễn Đức Điển - Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó trưởng Ban Chỉ đạo XDNTM huyện Yên Bình cho biết: "Xác định XDNTM là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, do vậy, trong quá trình triển khai thực hiện, huyện đã vận dụng những cách làm hay, sáng tạo và phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương. Đi đôi với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, huyện còn triển khai có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống người dân nông thôn. Trong đó, đặc biệt ưu tiên hỗ trợ phát triển cây trồng, vật nuôi vùng sản xuất hàng hóa theo lợi thế, mang tính chiến lược trên địa bàn và phù hợp với quy hoạch NTM của từng địa phương”.
Đến nay, nhiều xã đã xây dựng được các mô hình cây trồng, vật nuôi khá hiệu quả như mô hình cây thanh long ruột đỏ, nuôi dê núi, cá nheo trên hồ Thác Bà và cải tạo đàn trâu. Qua đó, làm thay đổi căn bản nhận thức của người dân trong việc chuyển dịch cơ cấu, cây trồng, vật nuôi và nhân rộng các mô hình sản xuất hàng hóa.
Nông dân xã Đại Minh tham gia xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng, góp phần hoàn thành tiêu chi về thủy lợi. Ảnh M.Q
Để chương trình XDNTM trên địa bàn thực sự đi vào chiều sâu, trong quá trình triển khai thực hiện, huyện đã chỉ đạo các địa phương không nóng vội, chạy theo thành tích mà làm đến đâu chắc đến đó.
Để đạt được mục tiêu đề ra, song song với việc kiện toàn bộ máy chỉ đạo thực hiện chương trình XDNTM từ huyện đến cơ sở, Huyện ủy Yên Bình còn thành lập 2 tổ công tác do các đồng chí trong Thường trực Huyện ủy trực tiếp làm tổ trưởng, thành viên đều là trưởng, phó các ban, ngành, đoàn thể của huyện, đã tăng cường bám sát cơ sở lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người dân, từ đó, có những điều chỉnh phù hợp với thực tế để chỉ đạo và giúp các địa phương tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.
Bằng các giải pháp quyết liệt, trong đó tập trung mọi nguồn lực đầu tư của trung ương, của tỉnh và của huyện vào các tiêu chí khó thực hiện cần đến sự đầu tư kinh phí cao. Đến nay, 2 xã Đại Minh và Hán Đà được công nhận đạt chuẩn NTM, 22 xã còn lại đều đạt từ 5 - 17 tiêu chí trở lên, trong đó có 6 xã đạt trên 10 tiêu chí.
Riêng 5 xã mà huyện đặt ra mục tiêu sẽ cán đích NTM trong năm 2017 là Phú Thịnh, Thịnh Hưng, Vĩnh Kiên, Bạch Hà và Mông Sơn đều đã thực hiện đạt từ 15 đến 17 tiêu chí NTM. Các tiêu chí NTM còn lại chủ yếu là: giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường… cũng đã được các địa phương triển khai nhiều giải pháp cụ thể.
Trong đó, chú trọng việc chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội phát huy vai trò, đẩy mạnh vận động nhân dân đóng góp tiền của, ngày công lao động, hiến đất và tích cực tham gia phong trào thi đua XDNTM, thường xuyên giám sát, đôn đốc, kiểm tra bảo đảm đúng tiến độ có chất lượng. Riêng đối với tiêu chí giao thông, căn cứ vào đề án đã được phê duyệt, các xã đã tổ chức giao cụ thể cho các thôn; tổ chức tuyên truyền mục đích, ý nghĩa và quyền lợi, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư.
Bằng những giải pháp thiết thực trong việc thực hiện chương trình XDNTM từ đầu năm đến nay, với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, toàn huyện đã thực hiện xây dựng mới 4 trụ sở UBND xã, 17 nhà văn hóa thôn, 14 công trình trường học, 12 hạng mục công trình giao thông, thực hiện 11 đề án phát triển nông, lâm nghiệp….
Cùng với đó, huyện còn chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Bộ Tiêu chí quốc gia về XDNTM giai đoạn 2016 - 2020; đôn đốc các xã đăng ký thực hiện các tiêu chí; làm tốt công tác vận động nhân dân và các đơn vị, doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn đồng tâm hiệp lực đóng góp công sức, tiền của cho việc thực hiện Chương trình.
Đồng thời, tích cực phát động phong trào thi đua chung sức XDNTM với những việc làm cụ thể thiết thực. Yên Bình quyết tâm trong năm 2017 có 5 xã cán đích NTM và đến năm 2020 sẽ có 11 xã được công nhận đạt chuẩn NTM.
Bộ Tài chính cho biết, công tác phân bổ và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 đang được triển khai tích cực, bám sát mục tiêu, định hướng đề ra; trong đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
Cục Đường bộ đề nghị các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phối hợp với chính quyền địa phương rà soát danh sách phương tiện thuộc phạm vi giảm giá vé BOT.
Ngày 9/7, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị triển khai văn bản thỏa thuận và ký kết văn bản liên tịch về việc thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách và triển khai nhiệm vụ những tháng còn lại của năm 2025.
Trong bối cảnh kinh tế - địa chính trị toàn cầu biến động mạnh mẽ, dòng tài sản đang chuyển hướng và có xu hướng chọn lọc kỹ lưỡng về điểm đến, nhất là đòi hỏi cần bảo đảm yếu tố sinh sống và thuận lợi cho đầu tư dài hạn.
Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất là yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức mạnh của một đồng tiền. Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc giảm lãi suất cho vay để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay .
Dự thảo Nghị định mới đang được Bộ Công Thương hoàn thiện nhằm tăng cường bảo vệ người tiêu dùng và an ninh xã hội trước các mô hình lừa đảo tinh vi trá hình dưới danh nghĩa kinh doanh đa cấp.
Tổng thu ngân sách nhà nước tháng 6-2025 ước đạt 176,6 nghìn tỷ đồng, lũy kế tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt 1.332,3 nghìn tỷ đồng, bằng 67,7% dự toán năm và tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước.
Ngày 1/7, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Chi nhánh Yên Bái đã khai trương và đưa vào hoạt động Phòng Giao dịch Văn Yên tại địa chỉ: số 57 Tuệ Tĩnh, xã Mậu A, tỉnh Lào Cai.
Chiều 1/7, tại trung tâm chính trị - hành chính tỉnh Lào Cai, Kho bạc Nhà nước tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ đối với Kho bạc Nhà nước khu vực IX (địa bàn Lào Cai - Lai Châu).
Theo số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước khu vực IV - Chi nhánh Lào Cai, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Lào Cai đến hết tháng 6/2025 đạt hơn 42.200 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng (tương đương tăng 5,22%) so với cuối năm 2024. Số liệu trên cho thấy người dân vẫn đặt niềm tin và kỳ vọng với hình thức gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương và bộ, ngành chủ động ứng phó với đợt mưa lớn kéo theo nguy cơ về sạt lở đất, để bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại tài sản cho người dân và Nhà nước.
Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính theo mô hình chính quyền 2 cấp, công tác dự báo thời tiết và cảnh báo thiên tai sẽ được điều chỉnh, chi tiết đến từng cấp xã/phường mới.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”, trong đó đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội. Yên Bái cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng.
Trước sự biến đổi ngày càng cực đoan của thời tiết và khí hậu, đặc biệt là mưa lũ, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, đồng bộ, phát huy phương châm “4 tại chỗ”, từng bước nâng cao năng lực ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Rạng sáng ngày 26/6, tại khu vực phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái (khu vực sau Báo Yên Bái) xảy ra vụ sạt lở đất khiến một căn nhà bị sập đổ hoàn toàn, vùi lấp một người.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang ở cách khu vực Hoàng Sa khoảng 470 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất cấp 6, giật cấp 8. Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 15 km/h.
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu