Xây dựng nông thôn mới ở Nghĩa An: Tuyên truyền trúng, thực hiện đúng

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/8/2018 | 1:47:11 PM

YBĐT - Tuyên truyền luôn đi trước một bước, Nghĩa An đã trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới sớm hơn kế hoạch đề ra.

Hội viên phụ nữ xã Nghĩa An tham gia vệ sinh môi trường.
Hội viên phụ nữ xã Nghĩa An tham gia vệ sinh môi trường.


Ông Vì Ngọc Trình - Chủ tịch UBND xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ cho biết: "Để xây dựng thành công xã đạt nông thôn mới, công tác tuyên truyền có vai trò rất quan trọng, làm chuyển đổi nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân và tạo nên sự thống nhất trong nhận thức, hành động”.

Theo đó, Đảng ủy xã đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội từ xã đến thôn, bản tổ chức tuyên truyền thường xuyên để mọi người hiểu rõ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới (XDNTM). 

Vì vậy, khi người dân hiểu được vai trò chủ thể của mình trong XDNTM đã tự giác, tích cực thực hiện. Từ đó, xuất hiện nhiều cách làm hay, trở thành những mô hình tiêu biểu như: Mặt trận Tổ quốc xã với công tác vệ sinh môi trường; hội viên Hội Cựu chiến binh giúp nhau xóa đói giảm nghèo; hội viên nông dân kết hợp sản xuất, kinh doanh; xã thanh niên không có ma túy…
 
Đồng thời, việc triển khai các phong trào: "Thôn bản văn hóa, gia đình văn hóa”; "Xóa nhà dột nát”… ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân với quyết tâm cao trong XDNTM.

Nhờ tuyên truyền luôn đi trước một bước, trong 6 năm triển khai XDNTM, với tổng kinh phí thực hiện 48 tỷ đồng thì nhân dân đóng góp tiền của, ngày công là 9,6 tỷ đồng, góp phần giúp Nghĩa An trở thành xã đạt chuẩn NTM sớm hơn kế hoạch đề ra.
 
Đơn cử, khi thực hiện tiêu chí về giao thông, Nghĩa An đã tranh thủ các chính sách của Nhà nước, lồng ghép các nguồn vốn; tích cực tuyên truyền vận động các hộ dân hiến trên 5.000 m2 đất, tự giải phóng mặt bằng, đóng góp kinh phí, ngày công lao động… mở mới 12 km đường giao thông, kiên cố được 10,8 km đường bê tông, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa với kinh phí thực hiện 22,7 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước là 15,6 tỷ đồng; nhân dân đóng góp 7 tỷ đồng.
 
Đối với tiêu chí về thu nhập, xã Nghĩa An tập trung vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sử dụng có hiệu quả các nguồn hỗ trợ của Nhà nước như: máy cày, giống lúa chất lượng cao, phân viên nén dúi sâu, hỗ trợ khoa học, kỹ thuật… để xây dựng nhiều mô hình kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, liên kết với doanh nghiệp trong tiếp cận thị trường cho sản phẩm như mô hình trồng ớt xuất khẩu, nuôi trâu sinh sản, nuôi lợn nái, lợn thịt, nuôi dê, thỏ… tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân đạt mức bình quân 26 triệu đồng/người/năm.
 
Đảng ủy xã còn chỉ đạo Hội Phụ nữ xã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã giải ngân trên 10 tỷ đồng cho 194 chị em vay vốn phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện thành công tiêu chí chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nâng cao thu nhập.
 
Chị Lường Thị Hoàn - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Nghĩa An cho biết: để hội viên tham gia XDNTM hiệu quả, thông qua các buổi sinh hoạt, Hội đã lồng ghép tuyên truyền nâng cao nhận thức cho chị em về mục đích, ý nghĩa chương trình XDNTM, tích cực tham gia bằng nhiều việc làm thiết thực. Cán bộ, hội viên phụ nữ đã thực sự trở thành lực lượng nòng cốt trong phong trào chung tay xây dựng NTM ở địa phương. Đây cũng là minh chứng sống động cho việc tuyên truyền trúng, thực hiện đúng ở Nghĩa An.

Trần Ngọc

Các tin khác
Mô hình kinh tế trồng rau an toàn hiệu quả của ông Nguyễn Xuân Hùng (bên phải).

YBĐT - Từ khi cán đích nông thôn mới - tháng 7/2017, đời sống vật chất, tinh thần của người dân xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái ngày càng được nâng lên.

Vệ sinh môi trường đã trở thành phong trào nề nếp ở nhiều địa phương của Yên Bình.

YBĐT - Cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân là một trong những mục tiêu mà cấp ủy, chính quyền huyện Yên Bình đang nỗ lực quyết tâm thực hiện, nhằm đạt chuẩn tiêu chí số 17 về vệ sinh môi trường - một trong những tiêu chí khó thực hiện trong Bộ Tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Sản phẩm dầu lạc của HTX Thái Sơn ở thôn 2, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên được người dân tin dùng.

YBĐT - Sau 5 năm Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 có hiệu lực thi hành, việc chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012 không những giúp nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của nhiều HTX mà còn là "đòn bẩy” trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

YBĐT - Hiệu quả mô hình đường điện chiếu sáng từ thôn Bình Lục đã tạo thành phong trào "Ánh sáng lòng dân” ở xã Văn Tiến. Hiện tại, đã có 5/6 thôn người dân tự nguyện đóng góp tiền, công sức lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng đường thôn với tổng chiều dài gần 5 km.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục