Mồ Dề nỗ lực xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/7/2020 | 8:06:14 AM

YênBái - Sau 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), đến nay, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải đã triển khai thực hiện hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư cho sản xuất, đời sống người dân từng bước nâng lên.

Tuyến đường từ bản Màng Mủ đến bản Háng Phừ Loa, xã Mồ Dề dài hơn 4,5 km vừa hoàn thành đưa vào sử dụng, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuyến đường từ bản Màng Mủ đến bản Háng Phừ Loa, xã Mồ Dề dài hơn 4,5 km vừa hoàn thành đưa vào sử dụng, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chủ tịch UBND xã Mồ Dề Sùng A Lù phấn khởi: Sau khi thực hiện sáp nhập, địa phương có 8 bản với 820 hộ, trên 4.600 khẩu, xã có tổng diện tích đất tự nhiên trên 6.470 ha. Tuy còn rất nhiều khó khăn nhưng so với thời điểm khi bắt tay vào thực hiện XDNTM, Mồ Dề đã thực sự có bước chuyển mình. 

Diện mạo của nông thôn thay đổi rõ rệt, nhận thức của người dân nâng lên, bản sắc văn hoá dân tộc Mông được giữ gìn và phát huy. 

Địa phương cơ bản được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua nhiều các chương trình, dự án là nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân; hình thành các mô hình sản xuất có hiệu quả, góp phần tích cực phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân, đời sống tinh thần của người dân nâng cao, an ninh trật tự xã hội được ổn định, giữ vững. 

Đến nay, xã đạt 8 tiêu chí NTM, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh xuống còn 39,35% (năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã trên 90%). 

Với sự cố gắng của chính quyền và người dân với phương châm "Việc dễ làm trước, việc khó làm sau”, một trong những giải pháp quan trọng mà Mồ Dề triển khai là phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân. 

Tại các bản, người dân được thảo luận, bàn bạc, quyết định các vấn đề, nhất là làm đường giao thông, xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, môi trường nông thôn… tạo sự đồng thuận cao, thống nhất trong việc góp kinh phí, hiến đất, ngày công để XDNTM.  

Sau 10 năm, Mồ Dề tập trung huy động lồng ghép mọi nguồn lực với tổng nguồn vốn trên 12 tỷ đồng cho XDNTM, trong đó nhân dân đóng góp gần 500 triệu đồng và hàng nghìn ngày công lao động, hiến trên 20.500 m vuông và hơn 1.720 m khối cát, sỏi để mở mới, cứng hóa đường giao thông, trường học, làm nhà văn hóa tại các bản, công trình thủy lợi… 

Hiện nay, 3,5 km đường từ xã đến trung tâm huyện đã được bê tông hóa; đường trục liên bản có tổng chiều dài 21 km, đổ bê tông 9,3 km; đường ngõ xóm dài 7,9 km, bê tông 3 km... 8/8 bản có nhà văn hóa, trên 87% số hộ dân được nghe, xem truyền hình và nghe Đài Tiếng nói Việt Nam.

Quy mô trường, lớp học, chất lượng giáo dục được củng cố, phát triển đáp ứng nhu cầu học tập các bậc học mầm non, tiểu học và THCS của nhân dân, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp hàng năm đều đạt từ 99 - 100%. 

Trên địa bàn xã đã quy hoạch các vùng sản xuất sản phẩm hàng hoá theo thế mạnh của địa phương như: bò, dê, lợn, gà đen… nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay, xã có 28 tổ hợp tác hoạt động trên các lĩnh vực: sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ du lịch... đáp ứng nhu cầu của nhân dân và du khách. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 của xã đạt trên 15 triệu đồng/người/năm.

Mồ Dề phấn đấu đến hết năm 2020 cơ bản hoàn thành từ 10 đến 12 tiêu chí NTM; phấn đấu đến năm 2025 xã đạt từ 15 tiêu chí trở lên; tiếp tục duy trì chất lượng, xây dựng hoàn thành điểm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM tại các bản Cung 11, Mồ Dề và bản Háng Sung… 

Vũ Đồng

Tags Mồ Dề nông thôn mới tổ hợp tác tỷ lệ hộ nghèo cứng hóa

Các tin khác
Mô hình trình diễn giống lúa thuần chất lượng cao do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND huyện Lục Yên phối hợp tổ chức tại xã Minh Xuân thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

Là xã vùng II, nằm ở phía Đông Bắc của huyện Lục Yên có 14 thôn, 2.033 hộ và 21 dân tộc cùng chung sống. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm 19,7%, dân tộc Tày là 79,14%, còn lại là 19 dân tộc ít người khác.

Dưa hấu trồng trên đảo hồ xã Yên Thành cho thu nhập kinh tế cao.

Xuất phát điểm thấp nhưng Yên Thành đang dần khai thác hiệu quả những lợi thế sẵn có và tạo ra đột phá, hứa hẹn về tương lai xã nông thôn mới ở vùng khó khăn này.

Xây dựng nông thôn mới đã hình thành nhiều mô hình kinh tế mới mang lại thu nhập cao cho nông dân. Trong ảnh: Mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc trong nhà lưới của nông dân huyện Lục Yên. (Ảnh minh họa)

Thành phố Yên Bái đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới (XDNTM), huyện Trấn Yên trở thành huyện đầu tiên của 6 tỉnh Tây Bắc đạt chuẩn huyện NTM. XDNTM trở thành yếu tố quan trọng để giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp của tỉnh đạt 4,5%/năm, cao hơn bình quân chung cả nước (3%/năm)

Các đồng chí lãnh đạo HĐND, Ủy ban MTTQ tỉnh và huyện Trấn Yên thăm vùng dâu Việt Thành. (Ảnh: Mạnh Cường)

Phát biểu tại Lễ trao Bằng công nhận huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Đây thực sự là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói chung, huyện Trấn Yên nói riêng”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục