Tân Lập vươn mình

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/4/2025 | 8:33:15 AM

YênBái - Xã Tân Lập, huyện Lục Yên có 7 thôn, gần 1.000 hộ, 4.535 nhân khẩu với sự đa dạng văn hóa của 12 dân tộc chung sống. Người dân nơi đây chủ yếu làm ruộng, chăn nuôi, trồng quế và một bộ phận đánh bắt thủy sản trên hồ Thác Bà. Từ một địa phương đặc biệt khó khăn, Tân Lập đang vươn mình đổi thay từng ngày.

Trẻ em xã Tân Lập, huyện Lục Yên được đi học trên những con đường bê tông mới.
Trẻ em xã Tân Lập, huyện Lục Yên được đi học trên những con đường bê tông mới.


Ông Hoàng Quang Hòa - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: "Tân Lập có 80 ha đất lúa, gần 100 ha đất bán ngập, 12 ha nuôi trồng thủy sản, còn lại là đất rừng và núi đá. Vụ xuân vừa qua, người dân đã "đánh liều” khi canh tác hơn 40 ha lúa ở vùng đất bán ngập trước khi Thủy điện Thác Bà tích nước. Dù canh tác như vậy có thể mang lại thêm một khoản thu nhập nhưng cũng không tránh khỏi rủi ro mất trắng do nước hồ dâng sớm. Trước đây, vào vụ đông, người dân tranh thủ trồng cấy trên vùng bán ngập hoặc đi hồ đánh cá. Tuy nhiên, hiện nay, việc canh tác trên vùng bán ngập gặp nhiều khó khăn do tính bền vững chưa được đảm bảo. Điều này đã dẫn đến tình trạng đa phần thanh niên chuyển sang làm ăn ở xa, để lại người già và trẻ nhỏ ở lại, làm suy giảm sức lao động tại địa phương”. 

Sự thay đổi này đã đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế nông thôn khi nguồn lực lao động đang ngày càng giảm sút. Đặc biệt, vấn đề giảm nghèo ở địa phương đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do hộ nghèo đa phần là những hộ không có đất sản xuất, chưa có trâu cày hay máy cày hiện đại.

Ông Nguyễn Văn Sơn là hộ nghèo ở thôn Cát cho biết: "Gia đình tôi chỉ còn hai vợ chồng già ở với nhau, con cái kéo nhau vào Nam làm cả rồi. Chúng tôi không có đất ruộng, đất rừng, chỉ có ít đất vườn tạp dùng làm chuồng chăn nuôi lợn nhưng không có tiền mua con giống”. 

Trong khi đó, hộ bà Đặng Thị Lên ở thôn Hạ Giang có 3 sào ruộng nhưng lại thiếu những công cụ sản xuất cần thiết, đến vụ cày cấy lại phải đi thuê vì hầu như trong vụ nhà ai cũng cần. Từ thiếu đất sản xuất, công cụ cho đến sự cô lập về hạ tầng giao thông khiến người dân phải đối mặt với nhiều rào cản trong sản xuất. 

Trước tình hình đó, Đảng ủy xã Tân Lập đã triển khai các giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp bền vững như: ứng dụng công nghệ canh tác hiện đại; tạo điều kiện để thanh niên có thêm cơ hội học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp ngay tại địa phương. Mục tiêu cuối cùng là không chỉ giúp cải thiện thu nhập cho nhân dân mà còn duy trì được sức sống của nền nông nghiệp truyền thống, tạo ra một môi trường làm việc và sinh sống ổn định, bền vững. 

Cùng với đó, Đảng bộ và chính quyền xã đã tập trung giao chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho từng thôn, triển khai các biện pháp cụ thể từ gieo cấy, chăm sóc lúa và cây trồng vụ xuân đến chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong điều kiện khó khăn của địa phương, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội không chỉ tạo thu nhập ổn định cho người dân mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm mới.

Cùng với việc về đích nông thôn mới vào cuối năm 2024, hạ tầng cơ sở của xã Tân Lập đã có bước tiến vượt bậc, thể hiện rõ nét qua những cải thiện đáng kể về điện, đường, trường, trạm. Điện đảm bảo ổn định, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân; các tuyến đường trục của xã đã được kiên cố hóa 100%; 100% đường trục thôn, đường ngõ xóm được cứng hóa, góp phần rút ngắn thời gian di chuyển; thu nhập bình quân đầu người đạt 47,2 triệu đồng. Trên địa bàn xã, 85,9% số hộ gia đình đã có nhà ở đạt chuẩn theo quy định; 7/7 thôn được công nhận danh hiệu "Thôn văn hóa” và 90,37% số hộ đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa”. 

Song song, việc xây dựng 2 trường đạt chuẩn quốc gia đã nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ. Hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, an ninh chính trị và trật tự xã hội ổn định, tạo nền tảng quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 

Ông Triệu Quốc Kiệm - Chủ tịch UBND xã Tân Lập chia sẻ: "Chương trình xây dựng nông thôn mới thực sự đã đi vào cuộc sống, làm thay đổi tư duy, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Chương trình đã trở thành phong trào lan tỏa rộng khắp, được người dân đồng tình hưởng ứng, góp phần tô điểm và làm thay đổi diện mạo làng quê”. 

Anh Dũng

Tags Lục Yên Tân Lập nhân khẩu hồ Thác Bà

Các tin khác
Hội Nông dân xã Âu Lâu xây dựng các điểm thu gom phế liệu tái chế bảo vệ môi trường.

Để thực hiện hiệu quả 3 nhiệm vụ trọng tâm của Hội, Hội Nông dân (HND) xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái luôn đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm, định hướng cho hội viên thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua trong phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM)… tạo đà giúp hội viên vươn lên làm giàu.

Nhân dân bản Dào Xa, xã Lao Chải bê tông hóa đường giao thông nông thôn

Với điểm xuất phát thấp, song phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự chung sức đồng lòng của nhân dân, huyện Mù Cang Chải đang tập trung huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới (XDNTM) để hướng tới mục tiêu đến năm 2030 không còn là huyện nghèo.

Thông qua những “Ngày cuối tuần cùng dân”, cán bộ và nhân dân huyện Mù Cang Chải đã có thêm những công trình, phần việc ý nghĩa, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa nhân dân với Đảng.

Thực tiễn trong 95 năm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, đồng bào các dân tộc cả nước nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng đã thấu hiểu chỉ có Đảng lãnh đạo, đất nước ta mới giành được độc lập, dân ta mới thật sự được tự do, mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng đã tạo nên một dấu ấn, một niềm tin mãnh liệt trong nhân dân.

Hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Trạm Tấu ngày càng được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại và giao thương hàng hóa.

Bắt tay xây dựng nông thôn mới (NTM) với xuất phát điểm rất thấp, đến nay, huyện nghèo Trạm Tấu đã có 1 xã đạt chuẩn NTM, bình quân số tiêu chí đạt chuẩn/xã là 8,3 tiêu chí và phấn đấu trong năm 2025 sẽ có thêm 1 xã đạt chuẩn NTM.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục