Vn-Index đuối sức ở đợt khớp lệnh cuối

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/11/2007 | 12:00:00 AM

Diễn biến tại thị trường chứng khoán tập trung Tp.Hồ Chí Minh ngày 7/11 cho thấy, kết thúc đợt khớp lệnh xác định giá mở cửa, chỉ số Vn-Index giảm 5,66 điểm và sau 60 phút khớp lệnh liên tục đảo chiều tăng 4,14 điểm. Tuy nhiên, Vn-Index lại đuối sức ở đợt khớp lệnh xác định giá đóng khi giảm 0,51 điểm, dừng ở mức 1.031,2 điểm.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 7/11, chỉ số chứng khoán tại 2 sàn ngược chiều.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 7/11, chỉ số chứng khoán tại 2 sàn ngược chiều.

Số mã chứng khoán tăng giá chiếm áp đảo: 63 mã tăng giá, 36 mã giảm giá (kể cả chứng chỉ quỹ VFMVF1) và 25 mã đứng ở giá tham chiếu (gồm chứng chỉ quỹ PRUBF1).

Cổ phiếu blue-chips giảm và tăng giá ở thế giằng co. Trong khi GMD tăng 2.000 đồng/cổ phiếu, KDC (+1.000 đồng/cổ phiếu), PPC (+1.500 đồng/cổ phiếu), VNM (+2.000 đồng/cổ phiếu), STB (+1.000 đồng/cổ phiếu), đặc biệt SSI tăng 4.000 đồng/cổ phiếu sau chuỗi ngày giảm giá, đạt mức 265.000 đồng/cổ phiếu thì DHG giảm kịch sàn 27.000 đồng/cổ phiếu-giảm giá mạnh nhất thị trường, FPT (-3.000 đồng/cổ phiếu), VSH (-1.000 đồng/cổ phiếu), VIC (-6.000 đồng/cổ phiếu).

 

Một số cổ phiếu blue-chips khác đứng giá: NKD, PVD, REE, SAM và SJS.

 

Tăng giá mạnh nhất là TCT, tăng 12.000  đồng/cổ phiếu, lên mức 418.000 đồng/cổ phiếu.

 

Khối lượng giao dịch đạt 13.528.250 đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 1.394 tỷ đồng, tăng nhẹ so với phiên hôm qua.

 

Cổ phiếu mới DPM (Đạm Phú Mỹ) "qua mặt" STB và SSI để dẫn đầu thị trường với khối lượng chuyển nhượng đạt trên 2,7 triệu cổ phiếu, dù giá giảm 2.000 đồng, còn mức 88.500 đồng/cổ phiếu. Đứng vị trí thứ 2 là mã STB của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín  với gần 1 triệu đơn vị. Các mã khác cũng có khối lượng khớp lệnh lớn là: SSI (656.060 đơn vị), VTO (529.460 đơn vị), VFMVF1 (486.030 đơn vị), TCM (387.900 đơn vị)....

 

Tại sàn Hà Nội, với 74/92 mã tăng giá, chỉ số HaSTC-Index đã đảo chiều tăng 1,7 điểm, đóng cửa ở mức 367,55 điểm.

 

Khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch đều nhích nhẹ so với phiên trước, đạt 4.103.800 đơn vị và 470,901 tỷ đồng. ACB vẫn là mã đạt khối lượng giao dịch lớn nhất thị trường với 267.300 đơn vị được khớp lệnh.

 

Tăng giá mạnh nhất là cổ phiếu chủ chốt BVS, tăng 20.800 đồng, vượt mốc 600.000 đồng/cổ phiếu, đạt mức 603.200 đồng/cổ phiếu. Ngược lại, "tân binh" CDC tiếp tục dẫn đầu trong cuộc "đổ đèo" khi giảm 17.200 đồng/cổ phiếu, còn 198.600 đồng/cổ phiếu. Trong 15 mã giảm giá còn lại, giá đều dao động trong biên độ hẹp, giảm từ 100 đồng -5.200 đồng/cổ phiếu ( tương đương 0,25%-5,97%).

 

(Theo HNMĐT)

Các tin khác
Nhân dân xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu bê tông hóa đường nông thôn

Là xã vùng cao, xuất phát điểm thấp, nên khởi đầu xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu gặp không ít khó khăn. Song, nhờ sự quan tâm đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm của các cấp, ngành, sự nỗ lực, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương theo phương châm làm đến đâu chắc đến đó, đến nay, xã đã đạt 10/19 tiêu chí về XDNTM.

Các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình trong giờ hoạt động ngoại khóa.

Hết năm 2023, toàn huyện Yên Bình có 32 trường đạt tiêu chí “Trường học hạnh phúc”.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra công tác phát triển GTNT tại xã Châu Quế Hạ.

Những năm qua, với sự đồng lòng, chung sức của người dân, mỗi năm trên địa bàn huyện Văn Yên có hàng trăm ki-lô-mét đường liên thôn, bản, nội đồng được cứng hóa, góp phần từng bước hoàn thiện hạ tầng GTNT, tạo thuận lợi cho đi lại, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Trạm Tấu thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Năm 2024, huyện Trạm Tấu quyết tâm đưa chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 57%, tăng 1,5% so với năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục