Lễ hội Lam Kinh-Thanh Hóa tổ chức từ 24-26/9

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/9/2013 | 2:23:44 PM

Từ ngày 24 đến 26/9, UBND tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức Lễ hội Lam Kinh năm 2013 và đón Bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt đối với Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Lễ hội Lam Kinh năm nay diễn ra đồng thời với sự kiện Lễ đón Bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt và là năm chẵn kỷ niệm 580 năm ngày mất của Đức Thái Tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi, được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, mang tầm khu vực và quốc gia, trang trọng và thiết thực.
Ngoài phần tế lễ theo nghi thức thời Hậu Lê, Lễ đón Bằng công nhận di tích Quốc gia đặc biệt sẽ được tổ chức theo nghi thức hiện đại, trang trọng, thành kính và tôn nghiêm. Đặc biệt một chương trình nghệ thuật được sân khấu hóa tái hiện lại cuộc khởi nghĩa 10 năm chống quân Minh của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, thể hiện những giá trị nổi bật về mặt kiến trúc và nghệ thuật của di tích Lam Kinh, tái hiện lại một số hoạt động văn hóa có ý nghĩa tôn kính tổ tiên và các chính sách về quản lý đất nước mang đậm dấu ấn của một số đời vua thời Lê; sự lan tỏa và tác động mạnh mẽ của hào khí Lam Sơn gần 600 năm qua trên mảnh đất Thanh Hóa.

Phần hội bao gồm các trò diễn múa hát dân gian đặc sắc, tiêu biểu của các địa phương trong tỉnh gắn liền với Lễ hội như: Múa Xuân Phả, múa Rồng Xuân Lập (Thọ Xuân), trò Chiềng (Yên Định), trò Sanh Ngô, trống hội Phú Khê (Hoằng Hoá), hát múa Đông Anh (Đông Sơn), cồng chiêng (Ngọc Lặc), hò Sông Mã (Câu lạc bộ dân gian Hà Trung).

Ngoài ra, sẽ có nhiều hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch diễn ra bên lề như: Tổ chức trưng bày, giới thiệu các công trình, nghệ thuật kiến trúc thời Lê và các công trình kiến trúc của Lam Kinh; tổ chức giao lưu các trò chơi, trò diễn dân gian và thi đấu các môn thể thao dân tộc; tổ chức dịch vụ lữ hành, quảng bá du lịch Xứ Thanh gắn với vùng Tây Đô-Lam Kinh, Thành nhà Hồ, Suối cá thần Cẩm Lương...

Lễ đón nhận Bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013 được tổ chức long trọng vào hồi 20h00 ngày 26/9/2013 (tức ngày 22/8 âm lịch), tại sân chính điện Khu di tích lịch sử Lam Kinh và được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam.

(Theo Chinhphu)

Các tin khác
Miếu thờ Tamiya

Nhật Bản đã trải qua chiến tranh, động đất với vô số cái chết bi thảm. Bởi thế nhiều người cho rằng hiện vẫn tồn tại những hồn ma bóng quế vất vưởng quanh Tokyo. Dưới đây là một vài điểm để trải nghiệm điều đó.

Cá nướng trên giàn lửa với đủ loại.

Cách thành phố Hòa Bình 2 km, một dãy hàng cá nướng với vô vàn loài cá thơm ngon níu chân những vị khách phương xa đi qua. Chỉ đơn giản với những que tre cặp cá nướng trên lửa, hương vị cá ngon thật khó khiến bạn từ chối.

Toàn cảnh chùa Hang nhìn từ dưới chân núi.

Chùa Hang còn có tên gọi khác là chùa Thiên Sanh, được xây dựng làm nơi thờ Phật trong một hang đá tự nhiên giữa lưng chừng núi (dân gian vẫn gọi là núi Chùa) thuộc thôn Hội Khánh, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ (Bình Định).

Người Chăm chuẩn bị cho lễ hội

Cứ đến tháng 10, Ninh Thuận lại nhộn nhịp bởi tiếng kèn Saranai, tiếng trống Ginang báo hiệu mùa Kate rộn ràng lại đến. Những cô thiếu nữ Chăm với chiếc áo dài xinh xắn, những điệu múa quạt truyền thống sẽ làm say đắm du khách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục