Đặc sắc các điệu múa cổ đất Thăng Long

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/10/2015 | 8:46:18 AM

Trong các lễ hội dân gian của Hà Nội, múa cổ là nghi thức thường thấy bởi mang đầy đủ ý nghĩa lịch sử, thể hiện thế giới quan của con người, đặc biệt là những quan niệm trong đời sống tâm linh.

Biểu diễn múa Quy Phượng - một trong những điệu múa cổ của Hà Nội tại lễ hội Đền Kim Liên.
Biểu diễn múa Quy Phượng - một trong những điệu múa cổ của Hà Nội tại lễ hội Đền Kim Liên.

Múa cổ Hà Nội gắn với đời sống tinh thần của người dân, là giá trị văn hóa của đất văn hiến nghìn năm. Khi xem các điệu múa cổ, từ cách biểu hiện, kiểu cách, màu sắc trang phục, đạo cụ, đặc biệt là ngôn ngữ, đều mang cảm giác gần gũi, thân thiện. Ngoài yếu tố phục vụ cho tín ngưỡng, múa cổ còn có tính trình diễn, thẩm mỹ cao.

Lễ hội đền Đồng Nhân (quận Hai Bà Trưng) có điệu múa Đèn, được thể hiện bằng việc tay cầm đèn, xếp hàng đôi, nhịp bước lên xuống uyển chuyển. Các nữ giới tham gia múa đan chéo hàng, lúc nhập một hàng, lúc tách đôi hòa theo tiếng trống bập bùng.

Lễ hội làng Triều Khúc, huyện Thanh Trì, thờ ông Tổ nghề làm quai thao Vũ Uy có điệu múa "Con đĩ đánh bồng" do các chàng trai ăn vận giả gái múa lúc múa trống, khi múa tay rất phóng khoáng.

Nếu như điệu múa "Cởi vú mo" ở lễ hội làng Đường Yên, huyện Đông Anh, độc nhất vô nhị nhưng rất dung dị, đời thường thì múa "Canh nông" ở hội làng Cư An, huyện Mê Linh lại phản ánh sinh hoạt của nhà nông ở Thăng Long một cách sinh động.

Ngoài ra, còn các điệu múa Chén ở phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, múa Chèo Tầu ở xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, múa chèo Cạn ở phường Bưởi, quận Tây Hồ, múa Giảo Long ở phường Việt Hưng, quận Long Biên, múa Ải Lao ở Phù Đổng, huyện Gia Lâm…

Trong 15 năm qua, Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội đã dày công sưu tầm, nghiên cứu và phục dựng các điệu múa cổ Thăng Long,

Trong quá trình sưu tầm, Hội đã tiến hành các đợt khảo sát và sau mỗi đợt đều đưa các điệu múa cổ về biểu diễn tại khu vực Quảng trường tượng đài Lý Thái Tổ.

Cũng từ đó đến nay, Hội đã cùng với các địa phương phục dựng được nhiều điệu múa cổ như múa dân gian, múa cung đình, múa tín ngưỡng, múa tôn giáo, múa sinh hoạt…

Các điệu múa này thể hiện các nội dung khác nhau, với các hình thức biểu hiện phong phú mang đậm dấu ấn đất kinh kỳ. Có thể kể đến các điệu múa như Múa Cờ, Chạy đàn, Lục cúng, Hoa đăng, Sênh tiền, Trống bồng, múa Quạt, múa Chén…

Ngoài việc phục dựng, tổ chức các kỳ liên hoan múa cổ, Hội đã hoàn thiện bộ đĩa ghi hình lại các điệu múa cổ truyền và chuẩn bị xuất bản cuốn sách Nghệ thuật múa cổ Thăng Long-Hà Nội với khoảng 50 điệu múa.

Nghệ sỹ nhân dân Ứng Duy Thịnh khẳng định: “Các điệu múa cổ mang ý nghĩa giáo dục con người vươn tới cái đẹp, cái thiện. Việc bảo tồn và phát huy múa cổ Hà Nội không chỉ là nhằm bảo tồn nghệ thuật múa dân gian, mà còn có ý nghĩa tích cực đối với con người trong đời sống đương đại."

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Trong cuộc họp báo về hoạt động du lịch 9 tháng đầu năm 2015 diễn ra vào chiều 9/10, tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch cho biết: Ngành du lịch của Việt Nam đang có dấu hiệu tích cực để duy trì sự phục hồi và tăng trưởng.

Sự kiện này do Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam phối hợp tổ chức.

Tàu thuyền tấp nập cập vào Cảng Tuần Châu 2.

Ngày 7/10/2015, Bộ Giao thông Vận tải, tỉnh Quảng Ninh, Tập đoàn Tuần Châu làm Lễ công bố và khánh thành Cảng tàu khách nhân tạo quốc tế Tuần Châu (Cảng Tuần Châu 2) và làm Lễ gắn biển Công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV.

Eo Gió, một trong những địa danh làm nên sự hấp dẫn của Quy Nhơn.

Tạp chí du lịch Anh Rough Guides vừa bình chọn thành phố biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, là 1 trong 3 điểm du lịch hàng đầu ở Đông Nam Á.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục