Thăm động Vân Cương

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/6/2007 | 12:00:00 AM

Nằm ở phía bắc Trung Quốc, cách thủ đô Bắc Kinh không xa, tỉnh Sơn Tây nổi tiếng với động Vân Cuơng (1) là một trong bốn động đá lớn nhất (Vân Cương, Long Môn, Mạc Cao và Mạch Tích Sơn ), thành cổ Bình Dao là một trong những thành cổ lớn nhất Trung Quốc, rồi chùa Huyền Không, núi Ngũ Đài...

Trong đó, động Vân Cương là công trình điêu khắc trong núi đá mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc Trung Hoa (năm 2001 đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới).

Động dưới ở chân núi Vũ Chu, cách thành phố Đại Đồng (tỉnh Sơn Tây) khoảng 16km về phía Tây. Đây là một khu quần thể điêu khắc tượng Phật dọc theo dãy núi kéo dài hơn 1km từ đông sang tây, rộng khoảng 400km2, với 45 động và hơn 51.000 pho tượng lớn nhỏ. Công trình này không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc mà cả trên thế giới. Năm 1961, Quốc vụ viện Trung Quốc đã liệt động Vân Cương vào hạng những công trình trọng điểm trong toàn quốc cần bảo vệ.

Động Vân Cương được xây dựng từ thời Bắc Ngụy, trong bốn động lớn ở Trung Quốc, điêu khắc ở động Vân Cương có phong cách hùng vĩ khí phách hơn cả. Tượng nhỏ nhất chỉ khoảng 2cm nhưng tượng to nhất cao đến 17m. Điêu khắc ở động Vân Cương bên cạnh sự kế tục và phát triển nghệ thuật điêu khắc truyền thống của thời kỳ Tần-Hán, còn tiếp thu và hoà hợp tinh hoa nghệ thuật của Phật giáo, tạo nên một phong cách độc đáo. Phong cách đó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nghệ thuật của thời kỳ Tuỳ-Đường sau này, nó chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử nghệ thuật điêu khắc của Trung Quốc, đồng thời là một minh chứng cho sự giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc và các nước Châu Á khác.

Quần thể điêu khắc Vân Cương có khoảng hơn 50 động nhỏ, trong đó 20 động tương đối hoàn chỉnh. Toàn bộ quần thể này chia thành 3 phần: đông, trung và tây, trong động có các khám thờ Phật được tạc dày như tổ ong. Phần phía đông chủ yếu là các tháp, nên còn gọi là động tháp. Các động ở giữa, mỗi động đều phân thành hai gian trước - sau, ở giữa là Phật tổ, vách động và đỉnh động đều dày đặc các bức phù điêu. Phía tây chủ yếu là các động nhỏ, đa phần là tác phẩm sau khi Bắc Ngụy rời đô về Lạc Dương (thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay).

Nếu như toàn bộ các tượng trong quần thể động Vân Cương đều được tạc ở trong lòng núi, thì riêng động thứ 20 lại là "động" lộ thiên, ở giữa là tượng Thích Ca ngồi, cao 13,7m. Tượng có khuôn mặt tròn trịa đẫy đà, bờ vai to rộng, tạo hình hùng vĩ, dưới ánh mặt trời phía Tây rọi lại càng tăng vẻ thâm trầm, được coi là tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật điêu khắc động Vân Cương.

Thành phố Đại Đồng cách thủ đô Bắc Kinh gần 400km về phía Bắc. Giao thông thuận tiện, giá cả phù hợp nên động Vân Cương là một điểm du lịch khó có thể thiếu trong "sổ tay" các địa điểm du lịch Trung Quốc của lưu học sinh. Bạn có thể đăng ký tour đi Đại Đồng ở tất cả các công ty du lịch tại Bắc Kinh. Thông thường các công ty du lịch tổ chức một tour đi Sơn Tây 4 ngày bao gồm: động Vân Cương, Ngũ Hành Sơn, thành cổ Bình Dao, Kiều gia đại viện giá khoảng 800 nhân dân tệ (tức khoảng 1,6 triệu đồng). Nếu tự đi bạn có thể mua vé tàu từ Bắc Kinh, giá ghế ngồi cứng là 31 tệ.

Sau hơn 6 giờ đồng hồ bạn đã đặt chân lên thành phố Đại Đồng. Thành phố này không lớn nhưng có khá nhiều nhà nghỉ, khách sạn cho bạn lựa chọn. Chỉ cần khoảng 70 tệ/người là bạn đã có thể tìm cho mình một chỗ nghỉ khá an toàn, sạch sẽ. Từ thành phố Đại Đồng có tuyến xe buýt đi Vân Cương, giá 2 tệ/người/lượt. Vé vào cửa là 60 tệ. Nếu bạn đang học ở Trung Quốc, dùng thẻ sinh viên có thể được giảm một nửa giá.

Một buổi sáng đủ cho bạn đi, về và thăm động Vân Cương. Quay về thành phố Đại Đồng tham quan Cửu Long Bích (bức tường có 9 con rồng) lớn nhất Trung Quốc. Nếu chỉ du lịch thành phố Đại Đồng, chỉ cần 2 ngày là bạn có đủ thời gian tham quan.


(1) Thời Xuân Thu chiến quốc tỉnh Sơn Tây thuộc nước Tấn.
(2) Thái Vũ Đế theo Đạo giáo chống Phật giáo, thời kỳ này tượng Phật bị phá huỷ, tăng lữ bị bắt giết. Văn Thành Đế lên ngôi, ông tiến hành các hoạt động nhằm khôi phục đạo Phật.

(Theo Lao động)

Các tin khác
Cụ bà Trần Thị Phượng, 74 tuổi ở thôn Sép, Thanh Trì, người cao tuổi nhất còn giữ được vốn nghề tráng bánh cuốn.

Cuối đường Lĩnh Nam, rẽ phải xuống đê qua Điếm canh 19, đến Nhà máy Sứ Thanh Trì là tuyến phố khá dài: Nguyễn Khoái. Trước, đây là thôn Sép thuộc huyện Thanh Trì, nổi tiếng với nghề làm bánh cuốn.

Tạo hình trái măng cụt, đặc sản nổi tiếng của phương Nam.

Lễ hội trái cây Nam bộ đã khai mạc sớm với sự xuất hiện của nhiều loại đặc sản mới, quý hiếm của miền Nam và cả nước.

Cù Lao Chàm. (Ảnh: Tuổi trẻ)

Ông Trần Minh Cả, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam cho biết, Cù Lao Chàm vừa được Bộ VHTT công nhận là danh thắng quốc gia. Nhân sự kiện này, tỉnh sẽ tổ chức Lễ hội Quảng Nam - hành trình di sản vào cuối tháng 6.

Việc thay đổi những món ăn hằng ngày trong thời điểm giao mùa sẽ giúp bạn cảm thấy hào hứng hơn khi đón chào nắng mới của mùa hạ. Hãy thử tìm lại cảm giác ngon miệng của bạn qua 2 món khai vị mới của nhà hàng The Restaurant tại Press Club.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục