YênBái - Tối 8/3, tại sân vận động xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã diễn ra lễ khai mạc Tết rừng Nà Hẩu năm 2024.
|
Chương trình nghệ thuật đặc sắc, khắc họa tình yêu của con người với rừng.
|
Điểm nhấn trong đêm khai mạc là chương trình nghệ thuật đặc sắc khắc họa tình yêu của con người với rừng, coi rừng là nguồn sống, mái nhà che chở, chỗ dựa tinh thần của cả cộng đồng, rừng tạo nên cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên.
Nghi lễ trang nghiêm và được mong đợi nhất là nghi lễ cúng rừng tổ chức vào lúc 8 giờ sáng ngày 9/3 tại Khu rừng thiêng của các thôn trên địa bàn xã. Theo đó, cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng Âm lịch hàng năm, các bản, làng trong xã Nà Hẩu tụ họp về khu "rừng cấm, rừng thiêng” của thôn cùng tổ chức "lễ cúng Thần rừng” hay còn gọi là "Tết rừng”. Đây không chỉ là nghi lễ độc đáo có ý nghĩa tâm linh cầu phúc, giúp bảo tồn các giá trị vật chất, tinh thần trong cộng đồng dân tộc Mông mà còn góp phần thiết thực bảo vệ rừng.
Lễ hội Tết rừng Nà Hẩu không chỉ là nghi lễ độc đáo có ý nghĩa tâm linh cầu phúc, góp phần bảo tồn các giá trị vật chất, tinh thần trong cộng đồng các dân tộc mà còn thiết thực góp phần vào công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng cũng như bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn sự đa dạng sinh học Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu nói riêng, trên địa bàn huyện Văn Yên nói chung.
Đây là dịp quảng bá, tuyên truyền ý thức giữ rừng, phát triển sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các dân tộc, từng bước thu hút khách du lịch đến tham quan hệ sinh thái rừng nguyên sinh, thưởng thức sản phẩm ẩm thực của người dân địa phương, tạo điều kiện phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái lâu dài bền vững.
Lãnh đạo huyện Văn Yên khen thưởng cho các cá nhân đã có nhiều thành tích trong công tác bảo vệ và phát triển rừng Nà Hẩu.
Nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên có tổng diện tích tự nhiên 5.640 ha, trong đó, rừng tự nhiên đặc dụng trên 4.500 ha. Rừng Nà Hẩu như mái nhà chung của 502 hộ người Mông với hơn 2.500 nhân khẩu. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng mái nhà chung ấy bao đời nay đã được đồng bào Mông đồng lòng gìn giữ bằng cách riêng, bằng những luật tục truyền từ đời này sang đời khác.
Lễ hội Tết rừng Nà Hẩu năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 8 và 9/3 (tức 28 và 29 tháng Giêng năm Giáp Thìn) với nhiều hoạt động đặc sắc, mang đậm bản sắc truyền thống của đồng bào Mông Nà Hẩu.
Đức Toàn
Tags
Khai mạc
Tết rừng
Nà Hẩu
Văn Yên
Cùng với các nghi lễ cúng Thần Rừngdiễn ra trong 2 ngày mùng 8 và 9/3/2024 (tức ngày 28 – 29 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Tết rừng của đồng bào Mông Nà Hẩu, huyện Văn Yên còn rất nhiều hoạt động đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào Mông nói riêng và đồng bào các dân tộc huyện Văn Yên nói chung. Các hoạt động này đang được người dân và du khách đến Nà Hẩu hòa mình trải nghiệm.
Ngày 9-3, tàu khách Thăng Long sẽ chạy chuyến đầu tiên tuyến Vũng Tàu - Côn Đảo. Đây là tàu cao tốc lớn nhất Việt Nam đến thời điểm hiện nay với sức chở hơn 1.000 khách.
Hang Sơn Đoòng nằm ở Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) vừa được tạp chí chuyên về du lịch nổi tiếng Time Out của Vương quốc Anh, bình chọn xếp thứ 6/10 hang động đẹp nhất thế giới.
Những năm qua, huyện Văn Yên quan tâm tăng cường công tác quản lý, bảo tồn các lễ hội truyền thống, di tích văn hoá gắn với quảng bá, phát huy, thu hút khách du lịch. Nhờ đó, lượng khách đến tham quan, chiêm bái và tham gia các lễ hội đầu năm trên địa bàn huyện tăng cao, thúc đẩy và tạo động lực cho du lịch vùng đất quế ngày càng phát triển.