Những lễ Tết độc đáo

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/2/2009 | 12:00:00 AM

Trong ngày cuối cùng của lễ Newala, Nhà Vua xuất hiện, gương mặt bôi đen bằng một thứ thuốc, đội một chiếc mũ lông chim màu đen, đeo thắt lưng bạc bằng da khỉ, dùng cỏ xanh phủ quanh người.

Lễ Tết ở Swaziland

Đầu năm mới, người Swaziland có lễ Newala - lễ hội quả đầu mùa - kéo dài trong một tháng. Nhân vật chủ yếu trong lễ này là Nhà Vua, biểu tượng của sự phong phú và thịnh vượng của đất nước Swaziland. Cũng vì vậy mà vua phải có nhiều vợ và tất nhiên là nhiều con. Do diễn ra trong suốt một tháng, lễ hội năm mới của người Swaziland bao gồm nhiều sự kiện khác nhau như: vớt bọt sóng, lấy nước từ những con sông lớn mang về...

Trong ngày cuối cùng của lễ Newala, các chiến binh hát những bản nhạc thiêng liêng, nhảy múa quanh chỗ ở của Nhà Vua. Nhà Vua xuất hiện, gương mặt bôi đen bằng một thứ thuốc, đội một chiếc mũ lông chim màu đen, đeo thắt lưng bạc bằng da khỉ, dùng cỏ xanh phủ quanh người. Trong lúc nhảy múa, Nhà Vua ăn một phần quả bí đỏ đặc biệt gọi là Luselwa rồi liệng phần còn lại cho các chiến binh. Cuối cùng, người ta đốt lửa lên, ngụ ý đốt cháy những xui xẻo năm cũ.

Lễ hội hóa trang của người Nam Phi

Người Nam Phi mừng năm mới bằng những hồi chuông nhà thờ đổ vang. ở Cape Town, ngày mùng 1 và mùng 2 Tết ngập tràn các lễ hội hóa trang, người người mặc quần áo sặc sỡ, nhảy múa trên đường phố trong tiếng trống vang rền.

Lễ mừng năm mới của người Maya

Người Maya thờ nhiều vị thần. Mỗi năm mới thuộc riêng một vị thần, vì thế đây là dịp để họ làm những tượng thờ mới. Ngõ vào và dụng cụ trong các ngôi đền được sơn màu xanh, vốn là màu thiêng liêng đối với người Maya. Khi mọi việc được chuẩn bị xong, vị thần sẽ nhập gia. Trong ngày Tết, người Maya cũng thực hiện những thủ tục tống cựu nghinh tân như: đập vỡ hết những đồ gốm, bỏ đi chiếu cũ và mặc quần áo mới.

Lễ Diwali của người Ấn Độ

Lễ này diễn ra tại bang Gujarat vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm, là một trong những lễ hội lâu đời nhất ở Ấn Độ, tượng trưng cho sự chiến thắng của điều thiện trước điều ác. Theo truyền thuyết, lễ hội bắt đầu sau khi hoàng tử Rama chiến thắng kẻ thù quay về vương quốc, trở thành vua, thần dân thắp lên những ngọn đèn nhỏ để chào mừng ông. Trong đêm lễ hội Diwali, tất cả mọi vật đều được trang trí bằng ánh sáng và đèn. Các chai nước nhiều màu sắc được đặt trước những ngọn đèn, tỏa ra những ánh sáng lung linh. Phần lớn mọi người ghi nhớ ngày này bằng tập tục thờ cúng Lakhmi - nữ thánh tượng trưng cho sự thịnh vượng của dòng Hindu và Ganesh - thần tự do và may mắn. Trong ngày này, mọi người hay đi thăm người thân, bạn bè và tặng cho nhau những viên kẹo truyền thống mà nhà mình tự làm lấy. Họ còn tham dự buổi lễ cầu nguyện Puja kéo dài nửa tiếng đồng hồ diễn ra sau khi mặt trời lặn. Trẻ em thì được thắp những ngọn đèn dầu đặt ở quanh nhà, trên mỗi ngưỡng cửa sổ và trên các nóc nhà bằng phẳng. Một số người khác có thể thờ cúng nữ thần Kali thay cho nữ thần Lakhmi và tặng những món tiền nhỏ cho tất cả mọi người tham dự buổi lễ.         

Tết ở Campuchia

Ngày đầu tiên của năm mới - thường rơi vào giữa tháng 4 - người Campuchia thường ở nhà, đứng trước bàn thờ tổ tiên. Vào cuối buổi sáng, mọi người diện những bộ quần áo mới, mang theo gạo và thức ăn cho các thầy tu rồi tập trung đi thăm đền. Sau khi nghe bài thuyết giáo ở đền, các giáo dân tụ tập ở sân đền để chơi các trò chơi dân gian truyền thống. Đến đêm, tất cả người dân cùng nhau xây những “ngọn núi” bằng cát ở trong đền. Núi càng cao càng tốt bởi người Campuchia tin tưởng rằng, bao nhiêu hạt cát trên núi đó tượng trưng cho bấy nhiêu sức khỏe và hạnh phúc của bản thân họ.

Ngày thứ hai của năm mới họ cũng ở đền để thờ cúng và đắp cho núi cao hơn. Đây cũng là ngày để trẻ em bày tỏ lòng kính trọng của mình với người lớn tuổi bằng cách tặng họ những món quà như quần áo hay bánh kẹo.

Vào ngày thứ ba và là ngày cuối của Tết, các thầy tu ban phước lành cho núi vừa đắp và mọi người rửa tượng đức Phật bằng nước lá thơm. Đây được xem như việc làm cần thiết và chắc chắn sẽ mang lại hạnh phúc, may mắn và tuổi thọ cho tất cả mọi người tham gia. Sau đó, mọi người tự tắm rửa cho mình, cho người già và các thầy tu với cùng loại nước thơm.

(Theo VOV)

 

Các tin khác
Khai mạc hội xuân Yên Tử 2009.

Ngày 4-2 (mùng 10 tháng Giêng), tại xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí (Quảng Ninh), Lễ khai hội Yên Tử đã diễn ra trong tiếng nhạc Long âm, cùng tiếng trống khai hội… Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành TƯ, tỉnh Quảng Ninh và gần 6 vạn khách đã về dự lễ. Đây là lễ hội được tổ chức hằng năm và có quy mô lớn, kéo dài suốt 3 tháng xuân.

Tiết mục múa rồng cổ truyền làng Đọi Tín mở đầu lễ hội

Sáng 1.2, Lễ hội tịch điền Hà Nam 2009 đã diễn ra dưới chân núi Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Màn hát múa khai mạc Chương trình Du lịch về cội nguồn 2009.

YBĐT - Tối 31/1/2009 (tức ngày 6 tháng Giêng năm Kỷ Sửu), tại khu di tích lịch sử Đền Hùng, Chương trình Du lịch về cội nguồn năm 2009 do ba tỉnh Phú Thọ, Yên Bái Lào Cai phối hợp tổ chức đã chính thức khai mạc.

Lễ hội đầu xuân truyền thống của đồng bào dân tộc Mông ở 4 xã vùng cao biên giới của huyện Mường Khương (Lào Cai) được khai hội sáng ngày mồng 4 âm lịch (29-1). Sau những ngày tết Nguyên đán, khoảng từ mồng ba đến ngày rằm tháng Giêng, người ta tổ chức lễ hội “gầu tào” cầu chúc mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, năm mới sức khỏe, gặp nhiều may mắn, có gia đình còn cầu con trai, con gái...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục