Bản Pác Rằng - Nét đặc sắc riêng tại Cao Bằng

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/3/2010 | 2:32:48 PM

Cao Bằng - mảnh đất cội nguồn Cách mạng từ lâu đã được biết đến với những điểm du lịch văn hóa lịch sử, như: suối Lênin, hang Pác Bó, thác Bản Giốc, động Người Ngao hoặc hồ Thăng Hen. Tuy nhiên, có lẽ chưa có nhiều du khách biết tới nhiều nét độc đáo khác của vùng đất này – nơi sinh sống của đồng bào một số dân tộc thiểu số: Tày, Nùng, Mông, Dao.

Bản Pác Rằng, thuộc xã Phúc Sen, nằm ven Quốc lộ 3, từ thị xã Cao Bằng đi Cửa khẩu quốc gia Tà Lùng. Phía trước Bản là cánh đồng nhỏ hướng ra Quốc lộ, sau lưng là những ngọn núi đá hùng vĩ với những cánh rừng nguyên sinh tạo một không gian thanh bình, xanh mát mà bất cứ du khách nào cũng có thể cảm nhận được khi tới khu vực này. Đây là nơi cư trú của 51 hộ gia đình dân tộc Nùng An, với khoảng hơn 250 nhân khẩu.

Ngay khi tới đầu Bản, du khách đã có thể nghe thấy tiếng quai búa nhịp nhàng, bởi hiện nay, phần lớn các hộ gia đình trong Bản vẫn còn duy trì được nghề rèn truyền thống.

Bà Nhan Thị Minh Phi - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng cho biết: “Nét đặc sắc ở đây được thể hiện trên các ngôi nhà sàn cổ. Thứ 2 nữa là hoa văn trên các trang phục dân tộc của người Nùng An, họ tự dệt, tự may lấy. Thứ 3 là truyền thống văn hóa văn nghệ, thể hiện trong các làn điệu dân ca, dân vũ của dân tộc".

Điều dễ nhận thấy nhất khi tới bản Pác Rằng là các hộ gia đình vẫn lưu giữ được kiểu kiến trúc nhà sàn gỗ truyền thống kết cấu 2 tầng. Tầng một là chuồng trại gia súc, công trình vệ sinh, phía bên là lò rèn. Tầng 2 là không gian sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình, gồm: các phòng ngủ, gian tiếp khách và bếp. được bố trí khoa học và hợp vệ sinh. Tầng lửng được dùng làm kho chứa nông sản.

 

Bà con trong Bản vẫn duy trì những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình, thể hiện trên trang phục vải chàm do chính những người phụ nữ trong Bản tự tay dệt và nhuộm.

Bà Nhan Thị Minh Phi cho biết thêm: “Chúng tôi đã đi tham khảo các địa phương khác đã làm du lịch cộng đồng và sẽ có những giải pháp để làm sao du lịch không làm mất đi những bản sắc đó".

Tiếp xúc, du khách sẽ cảm nhận được sự hiền lành, thân thiện và cần cù lao động của người dân địa phương, đặc biệt là những người cao tuổi trong Bản, mặc dù không phải ai trong số họ cũng nói được trôi chảy tiếng phổ thông.

Du khách cũng có thể lưu lại trong Bản, cùng lao động ngoài cánh đồng, cùng nấu nướng và chứng kiến những tập quán sinh hoạt thường nhật của người dân. Chắc hẳn, đây sẽ là những trải nghiệm quý giá giúp du khách thoát khỏi sự căng thẳng của cuộc sống đô thị ồn ào và tất bật.

(Theo VTV)

Các tin khác

YBĐT – Ngày 1/3 (tức 16 tháng giêng) năm Canh Dần 2010, tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã tổ chức Lễ khai hội Đền Đại Cại xuân Canh Dần 2010.

YBĐT – Mùa xuân, mùa của vạn vật đâm chồi nảy lộc cũng là mùa của lễ hội, bởi thế mà cứ mỗi độ tết đến xuân về, mọi người lại nô nức trảy hội, cầu may. Đi lễ chùa đầu năm để cầu phúc, cầu bình an đã trở thành một nét đẹp trong đời sống tâm linh của mọi người từ ngàn đời nay.

YBĐT - Ngày 28/2 (tức rằm tháng Giêng năm Canh Dần), xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên đã tổ chức lễ hội cầu mùa năm 2010. Tới dự có các đồng chí Nguyễn Văn Ngọc – Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Nguyễn Văn Bình – Phó chủ tịch UBND tỉnh, cùng các đồng chí lãnh đạo huyện Trấn Yên, đông đảo bà con nhân dân xã Kiên Thành và các xã lân cận đã về dự.

YBĐT - Nằm trong chương trình hợp tác du lịch của ba tỉnh Lào Cai-Yên Bái-Phú Thọ, tối 27/2/2010 tức 14 tháng Giêng năm Canh Dần, tại Quảng trường lớn, thành phố Lào Cai, Lễ khai mạc Chương trình Du lịch về cội nguồn năm 2010 đã diễn ra hoàng tráng, ấn tượng với màn nghệ thuật Về nguồn, thắp lửa mùa xuân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục