Vị quê trong bánh mật xứ Thanh

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/4/2012 | 8:12:26 AM

Không phổ biến như các loại bánh truyền thống khác như: bánh trưng, bánh lá…, bánh mật được người Vĩnh Lộc - Thanh hóa làm trong những ngày lễ, tết lớn hoặc làm quà cho người ở xa về. Bánh có vị ngọt mát của mật, dẻo của gạo nếp, vị thơm của đỗ và đậm đà tình quê.

Muốn làm bánh mật ngon trước tiên phải chọn được loại gạo nếp thơm, (bột gạo quyết định đến 50% hương vị của bánh). Gạo nếp được xay khô cho thật mịn (bột càng mịn thì bánh càng dẻo), sau đó đổ mật vào trộn đều với bột, phải chú ý bàn tay nhào bột thật khéo, để bột không quá loãng hoặc quá khô, bánh cũng sẽ ngọt, nhạt không đều.

Tiếp đó là chuẩn bị nhân bánh, đỗ xanh (còn nguyên hạt hay đã tách đôi đều được) ngâm nước đến khí tróc vỏ, rồi mang ra đãi sạch, sau đó cho vào nồi nấu như nấu cơm, thêm ít muối để nhân đậm đà. Nhân chín, đem ra cối tay giã thật nát, cho mật trộn đều, để màu nhân cùng giống với màu bánh.

Lá gói bánh thường phải là lá chuối khô, được xé đều, lau chùi sạch sẽ, và xếp lại thành cặp, để khi gói không mất thời gian xắp lá. Để chiếc bánh giữ được thời gian lâu và có mùi thơm đặc trưng thì lá chuối phải để khô tự nhiên, hạn chế dùng lá chuối hơ lửa, vì sẽ làm bánh dễ hỏng, có mùi khói, mất đi hương vị tự nhiên.

Xong phần nguyên liệu, là đến công đoạn gói bánh, nặn bột thành hình tròn (to nhỏ tùy theo chủ ý người làm), sau đó miết lại để có độ lõm ở phần giữa, dùng thìa cho nhân vào giữa vỏ bánh, gấp lại nhẹ nhàng, sao cho vỏ bánh được hàn kín, hạn chế để hở nhân, nếu không bánh dễ bị thiu. Tiếp đó, đặt bánh vào lá chuối, cuộn tròn và lăn lại để bánh có hình dài như quả chuối ngự, dùng dây buộc hai đầu cho kín, để nước không vào được trong bánh.

Bánh gói xong bắc lên bếp, đồ cách thủy, chú ý giữ lửa đều hai bên để không bị sống góc.Theo kinh nghiệm đồ bánh dân gian thì, trước khi luộc bánh thắp một nén hương, khi hương cháy hết thì bánh chín.

Bánh mật thường để nguội mới ăn, người ta buộc bánh mật treo lên dây cho ráo nước, đợi bánh nguội hẳn thì bóc ra, cắt từng khoanh như giò. Khi ăn có vị ngọt mát của mật, vị dẻo của gạo nếp, vị thơm của đỗ và đậm đà của hương vị quê hương.

(Theo VnExpress)

Các tin khác

Ngày 8/4, (18/3 năm Nhâm Thìn), lễ hội truyền thống Thánh Quý Minh Đại Vương thường niên sẽ diễn ra tại đền Trần (đền Nội Lâm) thuộc khu du lịch tâm linh Tràng An - Bái Đính, Ninh Bình.

Nhiều doanh nghiệp vẫn băn khoăn “Tại sao mình lại phải trả tiền cho tổ chức ngoài nước khi kinh doanh và khai thác tài nguyên du lịch ngay trên đất nước mình?”

Chỉ có vào tháng 3 âm lịch hàng năm.

Món xôi trứng Kiến béo của mỡ hành, bùi bùi của trứng kiến, thơm dẻo của xôi nếp. Ăn món này phải không sợ bẩn, dùng tay nắm nắm xôi, quệt nhẹ với trứng kiến. Ăn phải thật chầm chậm, nghe tiếng trứng kiến nổ lách tách trong miệng thật khoái.

Trong quý I năm nay, Thủ đô đã thu hút gần 4,4 triệu lượt khách du lịch.

Theo số liệu thống kê của Phòng Quản lý lữ hành (Sở VH,TT&DL Hà Nội), trong quý I năm nay, Thủ đô đã thu hút gần 4,4 triệu lượt khách du lịch (tăng 28% so với cùng kỳ năm 2011), trong đó khách quốc tế ước đạt gần 578 nghìn lượt (tăng 20%) và khách nội địa đạt 3,8 triệu lượt (tăng 30%).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục