Dâng lễ vật 3 miền Giỗ Tổ Hùng Vương

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/4/2013 | 2:31:39 PM

Trong dịp lễ năm nay, 8 tỉnh, gồm Lạng Sơn, Hà Nam, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Bình Định, Đồng Nai và Bà Rịa- Vũng Tàu tham gia dâng lễ vật của 3 miền.

Học sinh Trường THPT Phong Châu (Lâm Thao) tập luyện chuẩn bị cho Lễ hội Đền Hùng năm 2013.
Học sinh Trường THPT Phong Châu (Lâm Thao) tập luyện chuẩn bị cho Lễ hội Đền Hùng năm 2013.

>> Đa dạng các hoạt động tại Lễ hội Đền Hùng 2013

Ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, Trưởng Ban Tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng cho biết  Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng 2013 sẽ diễn ra trong 7 ngày (từ ngày 4 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch, tức là từ 13 - 19/4/2013).

Trong dịp lễ năm nay,  8 tỉnh, gồm Lạng Sơn, Hà Nam, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Bình Định, Đồng Nai và Bà Rịa- Vũng Tàu tham gia dâng lễ vật của 3 miền. Với các tỉnh còn lại, tỉnh Phú Thọ đều mời một đồng chí lãnh đạo tỉnh về dự.

Theo kế hoạch, phần lễ sẽ được tổ chức trang nghiêm, trọng thể mang tính cộng đồng gắn với hoạt động tôn vinh các di sản văn hoá, trong đó trọng tâm là Lễ đón Bằng công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Đền Hùng năm Quý Tỵ.

Việc tổ chức Lễ giỗ Quốc Tổ Lạc Long Quân, Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ, Lễ rước kiệu về Đền Hùng và Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch là trọng tâm của Lễ hội năm nay.

Phần hội sẽ diễn ra với nhiều hoạt động đa dạng và đặc sắc nhưng vẫn đảm bảo vui tươi, lành mạnh, kết hợp hài hoà giữa văn hoá dân gian truyền thống và hiện đại. Các hoạt động văn hoá, thể thao được tổ chức với quy mô rộng khắp từ TP Việt Trì cho đến Trung tâm lễ hội và các vùng có di tích liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Nét mới trong phần hội năm nay là việc tổ chức chương trình “Hát Xoan làng cổ” tại miếu Lãi Lèn và đình Thét ở xã Kim Đức (TP Việt Trì).

Trong thời gian diễn ra lễ hội, tại TP Việt Trì nhiều hoạt động văn hóa thể thao được tổ chức, trong đó có hội thi bơi trải trên sông Lô.

Các tỉnh bạn về dự Giỗ Tổ cũng đem đến nhiều chương trình đặc sắc như: Biểu diễn của đoàn trống trận Tây Sơn và biểu diễn võ thuật Bình Định, các đoàn nghệ thuật của Lạng Sơn, Hà Nam, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu...

Tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo các ngành liên quan hoàn thành mặt bằng quảng trường Hùng Vương và cấp điện khu vực này bảo đảm cho tổ chức các hoạt động quan trọng của lễ hội diễn ra an toàn. Công tác bảo đảm an ninh trật tự trước, trong và sau lễ hội được chú trọng; công tác phân luồng giao thông được thực hiện từ xa nhằm không để xảy ra ùn tắc; tổ chức việc trông giữ xe theo đúng quy định, thực hiện nghiêm việc niêm yết giá.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Rừng đá

Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, là Công viên Địa chất toàn cầu duy nhất tại Việt Nam và thứ hai của Đông Nam Á được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu (UNESCO) chính thức công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu từ năm 2010.

Cồng chiêng Tây Nguyên, một trong những di sản văn hoá của Việt Nam đã được Unesco công nhận

Đây là quyết định cuối cùng sau khi BTC xem xét các địa phương có nhu cầu đăng cai là Phú Thọ, Quảng Nam, Thanh Hoá, Lâm Đồng. Theo đó, Festival sẽ được diễn ra vào cuối năm nay.

Du khách vui chơi, tắm mát giữa thiên nhiên mát lành

Nằm cách trung tâm Đà Nẵng hơn 30km về phía tây nam, Ngầm Đôi (thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) là một điểm đến thư giãn thú vị, nhất là trong những ngày nóng nực này.

Cầu Rồng vừa khánh thành là một trong những điểm nhấn thu hút khách du lịch đến Đà Nẵng.

Dịp lễ 30/4, 1/5 được nghỉ tới 5 ngày nên nhiều gia đình, nhóm bạn bè đã lên kế hoạch cho chuyến nghỉ dài ngày này từ đầu tháng 3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục