Lắp cân tự động trên cao tốc Bắc – Nam để "soi" xe quá tải

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/1/2024 | 7:40:14 AM

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản thống nhất phương án đầu tư xây dựng và khai thác hệ thống kiểm tra tải trọng trên các tuyến cao tốc thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Theo Bộ GTVT, tình trạng xe quá tải dù đã giảm nhưng còn diễn biến phức tạp, thủ đoạn trốn tránh, đối phó tinh vi, gây hư hỏng và xuống cấp các công trình đường bộ đã gián tiếp làm gia tăng tai nạn giao thông, nhất là ở các đoạn tuyến không có sự tuần tra, kiểm soát của cơ quan chức năng hoặc chưa được bố trí hệ thống kiểm tra tải trọng.

Nhiều công trình khi đưa vào khai thác trong một thời gian đã bị hư hỏng, giảm tuổi thọ so với mục tiêu thiết kế ban đầu, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, gây tốn kém chi phí duy tu sửa chữa và khắc phục hậu quả.

Từ đó, Bộ GTVT thống nhất chủ trương phương án đầu tư xây dựng và khai thác hệ thống kiểm tra tải trọng trên các tuyến cao tốc thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông được Cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu, xây dựng.

Cụ thể, Bộ GTVT sẽ sử dụng hệ thống cân tự động hoạt động ở tốc độ thấp và tốc độ cao, đạt cấp chính xác tối thiểu F10 theo quy định của pháp luật về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 và đáp ứng quy định tại quy chuẩn về trạm kiểm tra tải trọng xe.

Hệ thống hoạt động theo nguyên tắc, khi xe qua hệ thống cân, nếu phát hiện quá tải sẽ được thông báo hiển thị tự động trên màn hình điện tử. Lúc này, lái xe có trách nhiệm đưa xe ra khỏi đường cao tốc thông qua tuyến nhánh xuống đường gom hoặc đường nhánh được đầu tư xây dựng dành riêng cho xe quá tải bị từ chối cung cấp dịch vụ đi lại trên đường cao tốc.

Cũng theo Bộ GTVT, hệ thống cân tự động sẽ giúp kiểm soát, ngăn ngừa tối đa việc xe quá tải lưu thông, bảo vệ hạ tầng giao thông đường bộ, trong đó có hệ thống đường bộ cao tốc.

Hệ thống kiểm tra tải trọng được lắp đặt tại nơi có khả năng tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng sẵn có, đảm bảo việc kiểm soát tải trọng xe được hiệu quả, tiết kiệm chi phí đầu tư, bảo đảm an toàn; thiết bị được lắp đặt hoặc bố trí tại tất cả các lối vào đường cao tốc đảm bảo kiểm soát toàn bộ các dòng xe ra vào tuyến. Số làn xe được bố trí cân kiểm tra tải trọng tùy thuộc vào lưu lượng xe vào của nhánh đó, số làn đường của nhánh.

Bộ GTVT giao Cục Đường bộ VN quản lý, bảo trì, vận hành, khai thác các hệ thống kiểm tra tải trọng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu đầu tư hệ thống kiểm tra tải trọng đối với các tuyến cao tốc đầu tư bằng ngân sách nhà nước đã hoàn thành đưa vào sử dụng bằng nguồn kinh phí bảo trì công trình.

Bên cạnh đó, hướng dẫn các chủ đầu tư trong quá trình tổ chức đầu tư xây dựng đối với các vấn đề kỹ thuật có liên quan đảm bảo việc đầu tư, xây dựng và vận hành hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng được mục tiêu đầu tư. Đồng thời, có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Cục CSGT (Bộ Công an) trong việc tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin vi phạm về tải trọng theo quy định của pháp luật.

Đối với Cục Đường cao tốc VN, Bộ GTVT yêu cầu tham mưu trình Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi đối với nội dung bổ sung hệ thống kiểm tra tải trọng. Thực hiện các thủ tục điều chỉnh, bổ sung các hợp đồng BOT đối với các dự án PPP. Thực hiện chức năng cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư được giao quản lý.

Bộ GTVT cũng yêu cầu Cục Đăng kiểm VN rà soát hạ tầng cơ sở dữ liệu đăng kiểm của phương tiện cơ giới đường bộ, tiến hành bổ sung, nâng cấp, đảm bảo việc kết nối các hệ thống kiểm tra tải trọng với cơ sở dữ liệu đăng kiểm của phương tiện đường bộ khi có yêu cầu, phục vụ việc trích xuất dữ liệu của phương tiện và xử lý theo quy định.

Thông tin từ Cục Đường bộ Việt Nam, tháng 8/2020 hệ thống cân kiểm tra tải trọng xe tự động lắp đặt trên QL5 do JICA tài trợ đã kiểm tra hơn 500.000 lượt. Tỷ lệ xe quá tải bị xử phạt trên số lượt xe được cân kiểm tra đã giảm từ 6,9% xuống còn 0,12% (giảm hơn 57 lần).

Hệ thống cân tự động đã giám sát được 100% số lượt xe lưu thông trên đoạn đường đặt thiết bị cân. Chi phí vận hành, khai thác dữ liệu và xử phạt thấp, do được thực hiện "phạt nguội".

Hệ thống cân hoạt động tự động hoàn toàn, không cần thao tác vận hành và can thiệp của con người, cho ra kết quả cân nhanh từ 3 - 15 giây và kiểm soát được 100% số lượt, xe lưu thông qua cân với tốc độ từ 0 - 80km/h.
(Theo VOV)

Các tin khác
Theo điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100 chỉ quy định mức xử phạt đối với xe máy không có gương bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng từ 100.000-200.000 đồng.

Khi tham gia giao thông, người dân phải tuân thủ các quy định để đảm bảo an toàn. Đặc biệt, những trang bị quan trọng trên xe cần được lắp đặt đầy đủ. Gương chiếu hậu được coi là bộ phận quan trọng để đảm bảo an toàn hoạt động của xe. Về công dụng, gương chiếu hậu có tác dụng giúp người điều khiển xe quan sát những xe đi cùng chiều phía sau. Trước khi đưa ra những quyết định chuyển hướng, sang đường thì gương chiếu hậu là trợ thủ đắc lực mà người lái cần quan sát.

Hiện trường vụ tai nạn.

Trên địa bàn thị trấn Nông trường Liên Sơn, huyện Văn Chấn vừa xảy ra một vụ tai nạn giao thông giữa xe ô tô và xe mô tô khiến 3 người bị thương, trong đó có 1 cháu nhỏ sinh năm 2023.

Cảnh sát kiểm tra nồng độ cồn đối với tài xế

Trong 4 ngày cao điểm kiểm soát vừa qua, cảnh sát giao thông đã xử lý 9.098 lái xe có nồng độ cồn trên cả nước, tăng hơn 40% so với cùng thời gian liền kề trước đó.

Thường xuyên thực hiện khai thác, trích xuất dữ liệu hàng ngày, hàng tuần để chấn chỉnh, nhắc nhở, xử lý ngay đối với các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn có vi phạm. (Ảnh minh họa)

Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái đề nghị các đơn vị kinh doanh vận tải tăng cường khai thác, sử dụng dữ liệu trên hệ thống từ thiết bị giám sát hành trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục