Cục Đường sắt Việt Nam có văn bản đề xuất Bộ Giao thông vận tải bố trí vốn trung hạn giai đoạn 2026-2031 để thực hiện Dự án Xây dựng đường ngang, hầm chui để xóa bỏ các lối đi tự mở qua đường sắt.
|
Lối đi tự mở còn đến 3.262 vị trí, chiếm tỉ lệ 68,3% tổng số giao cắt
|
Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, dự án này xây dựng đường ngang, hầm chui kết hợp với hệ thống đường gom do các địa phương dọc tuyến đầu tư để xóa bỏ các lối đi tự mở theo đúng Quyết định 358/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt" (Đề án 358).
Tại Đề án 358 đặt ra mục tiêu đến năm 2025 phải xóa bỏ hoàn toàn lối đi tự mở qua đường sắt. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 xây dựng mới 297 đường ngang và 149 hầm chui với tổng mức đầu tư dự kiến 1.800 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2031.
Tuy nhiên, nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng công trình này và các công trình phụ trợ khác như cầu vượt, hàng rào/đường gom... chưa được cấp thẩm quyền bố trí theo lộ trình.
Còn tồn tại hơn 3.200 lối đi tự mở
Được biết, hiện trên mạng lưới đường sắt quốc gia có 4.772 vị trí giao cắt cùng mức giữa đường bộ và đường sắt. Trong đó, có 1.510 đường ngang gồm: 677 đường ngang có người gác, 9 đường ngang phòng vệ cảnh báo tự động, 738 đường ngang phòng vệ cảnh báo tự động có lắp đặt cần chắn tự động, 86 đường ngang phòng vệ bằng biển báo. Lối đi tự mở còn đến 3.262 vị trí, chiếm tỉ lệ 68,3% tổng số giao cắt.
Từ tháng 12/2020 đến tháng 6/2024, ngành đường sắt và các địa phương đã xóa bỏ được 838 vị trí lối đi tự mở nguy hiểm, giảm được 21,7% bằng nguồn kinh phí từ trung ương và địa phương. Cục Đường sắt cũng cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, đã có 66 vị trí lối đi tự mở nguy hiểm được xóa bỏ.
Hiện, trên các tuyến đường sắt còn tồn tại 4 điểm đen, giảm 1 điểm và 1.010 điểm tiềm ẩn có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, giảm 77 điểm so với thời điểm 31/12/2023.
(Theo chinhphu.vn)
Trong 2 ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (25 và 26/7/2024), 11 tuyến đường tại Hà Nội cấm các phương tiện giao thông lưu thông.
Tối 23/7, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) công bố kế hoạch của Bộ Công an về tổng thể bảo đảm an ninh trật tự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Để phục vụ kéo đường dây điện 500kV qua sông, tuyến đường thủy quốc gia sông Luộc và sông Hồng cấm phương tiện thủy lưu thông theo giờ trong mỗi ngày đến hết tháng 7.
Từ ngày 16-20/7, cảnh sát giao thông (CSGT) đã phát hiện, xử lý 706 trường hợp vi phạm trên các tuyến cao tốc, tiền phạt ước tính gần 2,5 tỷ đồng; tước giấy phép lái xe hơn 331 trường hợp, tạm giữ 2 phương tiện.