Chợ "cóc", chợ xép

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/10/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Chợ "cóc” khác chợ xép. Chợ xép là chợ nhỏ, dùng để phân biệt với chợ chính, chợ lớn. Chợ xép, được quy hoạch đàng hoàng, nằm trên một địa bàn cụ thể; hàng hoá không bằng chợ chính, chợ lớn, nhưng giống nhau là hoạt động đúng quy định của chính quyền địa phương, bảo đảm trật tự và vệ sinh môi trường .

Chợ tràn ra đường vào lúc chập choạng tối.
Chợ tràn ra đường vào lúc chập choạng tối.

 “Chợ cóc”, trong từ điển không có, tên gọi xuất phát từ tính chất và hoạt động của nó. Chợ họp bất kỳ nơi nào, chủ yếu bán thực phẩm tươi sống, như: rau, cá, thịt…; nhiều nơi, bán cả thực phẩm chín hoặc đã chế biến. Hàng hoá chủ yếu được vận chuyển bằng xe “hai sọt”, có nơi, có cả những thùng hàng, phản thịt di động. Người bán, là những người buôn bán nhỏ, ít vốn, ít hàng, phần đông là khó khăn, không muốn chen chân vào các chợ lớn, không muốn mất phí chợ… Chợ "cóc" thường dùng hành lang, vỉa hè làm nơi hoạt động, do vậy, gây mất trật tự đô thị, mất vệ sinh môi trường, dễ gây tai nạn giao thông. 

Có “cầu”, khắc có “cung”.  “Chợ cóc” hình thành, tất nhiên, do nhu cầu mua bán. Hàng hóa, khối lượng không nhiều, khong đa dạng, nhưng “ăn” về đường tiện lợi. Người mua, có thể dừng xe, không cần tắt máy, vẫn mua được hàng. Hoặc thể, để xe dưới lòng đường, xem-nghe-mặc cả, xong là đi luôn. Người bán hàng ở “chợ cóc” khác người bán hàng ở chợ chính, chợ xép là họ rất “khoẻ”, vì thường xuyên “chạy”. Họ hiểu rất rõ những quy định của pháp luật để… phạm luật, nên chẳng mấy khi đội trật tự đô thị của địa phương bắt được hàng hóa của họ. Đội đi, họ lại họp. Chữ “cóc” ở đó mà ra.  Dẹp “chợ cóc”, ví như bắt cóc bỏ đĩa. Dẹp thì chạy, thôi dẹp lại họp.

 

Đường thành nơi họp chợ.

Không thể cấm người dân không mua hàng ở “chợ cóc”. Cái gốc là phải làm tốt việc quy hoạch chợ. Có chợ chính, chợ lớn, phải có chợ nhỏ, chợ xép. Đã quy hoạch, phải nhất nhất tuân theo. Việc mở chợ, xây dựng chợ, nếu không theo quy hoạch, không quản lý theo quy hoạch, sẽ "thêm việc" cho các nhà quản lý, làm khổ chính quyền cấp cơ sở.

Sau quy hoạch, việc quản lý hoạt động chợ rất quan trọng. Hoạt động chủ yếu ở chợ là mua, bán - đây là việc của các ban quản lý chợ.  Ở đâu, ban quản lý chợ hoạt động tốt thì không có việc chợ “tràn” ra đường, ra hè. Nhưng ngoài cổng chợ, thì trách nhiệm của ban quản lý chợ không còn nữa, mà là của cấp chính quyền cơ sở.

Tuyên truyền là cần thiết, nhưng xử lý vi phạm kiên quyết còn quan trọng hơn. Nếu chính quyền kiên quyết, xử phạt thật nghiêm thì sẽ không còn tình trạng lấn chiếm hàng lang, vỉa hè làm nơi bán hàng. Chính quyền các địa phương trên cùng địa bàn phải có sự phối hợp để giải quyết nạn “chợ cóc”, nhất là các điểm giáp ranh. Tránh trường hợp, địa bàn nào biết địa bàn đó, để “chợ cóc” ung dung hoạt động. 

Nghị định 36/CP và Nghị quyết 32/CP có thể coi là những “chiếc gậy” để các cấp chính quyền chấn chỉnh lại trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông. Chợ có vai trò quan trọng trong giao lưu thương mại. Quản lý tốt các hoạt động chợ, còn có tác dụng tốt trong bảo đảm trật tự đô thị nói chung, trong đó có chống ùn tắc giao thông và góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

“Chợ cóc” là một sản phẩm của sự yếu kém trong công tác quản lý đô thị của chính quyền cơ sở. Nhưng loại bỏ “chợ cóc”, không chỉ là việc của riêng chính quyền, cần có sự ủng hộ, tham gia và tự giác của mỗi người dân.

Tuấn Anh

Các tin khác

YBĐT - Khi đường trở thành sân phơi thóc, khi vỉa hè trở thành hàng quán và khi chiếc xe máy trở thành chiếc ôtô - những hành động thiếu ý thức của một bộ phận người dân đã và đang gây mất trật tự an toàn giao thông. Những hành động, việc làm này cần chấn chỉnh, lập lại trật tự an toàn giao thông trên địa bàn huyện.

CSGT Yên Bái xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông.

YBĐT - Từ ngày 08/10 đến 14/10/ 2007, trên địa bàn tỉnh Yên Bái không xảy ra vụ tai nạn nào.

YBĐT - Ngày 11/10, Ban an toàn giao thông tỉnh Yên Bái (ATGT) do đồng chí Trần Quang Vinh- Giám đốc Sở Tư pháp làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực tế việc thực hiện Nghị quyết số 32/ 2007/NQ- CP của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế TNGT và ùn tắc giao thông tại huyện Trấn Yên.

Người dân chấp hành nghiêm chỉnh NQ 32 của Chính phủ.

YBĐT - 6 tháng đầu năm 2007, trên địa bàn huyện Yên Bình (Yên Bái) đã xảy ra 8 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm 9 người chết và hàng chục vụ va quệt khiến nhiều người bị thương và hư hỏng nhiều phương tiện giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục