Hà Nội đề xuất thực hiện đổi giờ làm từ 1/1/2012

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/12/2011 | 2:16:46 PM

Phương án điều chỉnh giờ làm việc, học tập và kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã được UBND Thành phố trình lên HĐND Thành phố sáng nay, 7/12, với đề xuất thực hiện từ 1/1/2012.

Theo tờ trình của UBND Thành phố, việc điều chỉnh giờ làm việc, học tập, kinh doanh của một số nhóm đối tượng là một trong số các giải pháp nhằm góp phần làm giảm áp lực giao thông, giảm ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm tại khu vực các quận nội thành, được triển khai đồng bộ với một số giải pháp nhằm làm giảm ùn tắc giao thông. Việc điều chỉnh này đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất những khó khăn, bất cập phát sinh trong đời sống, sinh hoạt, công tác của các đối tượng liên quan; đồng thời tạo được sự chênh lệch khá lớn về thời gian giữa các nhóm đối tượng (ít nhất là 1 h).

Trên nguyên tắc đó, UBND Thành phố đề xuất điều chỉnh giờ làm việc, kinh doanh, học tập tại 10 quận nội thành và huyện Thanh Trì, huyện Từ Liêm cho 3 nhóm đối tượng.

Nhóm 1: Sinh viên, học viên các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; Học sinh các trường phổ thông Trung học (cấp 3): Thời gian bắt đầu học từ 6h30 và kết thúc sau 19h00.

Nhóm 2: Học sinh các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở: Thời gian bắt đầu học từ 7h30 và kết thúc vào 17h30; Cán bộ Công chức, viên chức (cả Trung ương và Hà Nội): Thời gian bắt đầu làm việc từ 8h00 và kết thúc vào 17h00.

Nhóm 3: Trung tâm thương mại, dịch vụ (trừ ngân hàng, tài chính) : Thời gian bắt đầu làm việc từ 9h00 và kết thúc sau 19h00.

Nhóm các cơ quan, đơn vị quân đội và nhóm công nhân lao động tại các nhà máy, xí nghiệp theo ca: giữ nguyên không thay đổi.

Thời gian thực hiện việc thay đổi dự kiến bắt đầu từ ngày 01/01/2012.

Thu hồi tất cả các vị trí dừng đỗ gây ảnh hưởng tới giao thông

Trong tờ trình, UBND Thành phố cho biết, cùng với việc thực hiện giải pháp điều chỉnh giờ làm việc, học tập, kinh doanh trên địa bàn Thành phố, UBND Thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án quản lý phương tiện lưu thông; Rà soát, kiểm tra các điểm trông giữ phương tiện ô tô, xe máy trên lòng đường vỉa hè, tiến hành thu hồi tất cả các vị trí dừng đỗ gây ảnh hưởng tới giao thông; giải tỏa vi phạm lấn chiếm hè phố, lòng đường; Tiếp tục rà soát và có giải pháp tổ chức giao thông cụ thể tại các nút thường ùn tắc và tiến hành tổ chức phân làn tách dòng giao thông theo phương tiện trên một số tuyến đường...

Đồng thời, đầu tư các dự án cải tạo nút giao thông khác cốt, xây dựng cầu đi bộ qua đường theo kết cấu lắp ghép, gọn nhẹ, linh hoạt; Tăng cường kiểm tra, sửa chữa kịp thời đảm bảo mặt đường êm thuận; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, trật tự an toàn giao thông, tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, nhất là những vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ùn tắc, tai nạn giao thông; Nghiên cứu, đề xuất một số cơ chế, chính sách về kinh tế, hành chính nhằm kiềm chế sự gia tăng phương tiện giao thông cá nhân, hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông tại một số tuyến đường, khu vực.

(Theo HNMO)

Các tin khác

Chiếc xe chở gỗ bị lật khiến 7 người bị đè chết tại chỗ, 3 người chết trên đường đi cấp cứu và nhiều người khác đang trong tình trạng nguy kịch.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành chỉ thị tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải.

Cán bộ Thanh tra giao thông phát tờ rơi tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ.
(Ảnh: Văn Thông)

YBĐT - Ban ATGT thành phố Yên Bái vừa có Kế hoạch số 187 về thực hiện đợt cao điểm đảm bảo trật tự ATGT, trật tự đô thị từ tháng 11/2011 đến hết ngày 31/3/2012.

Theo Sở GTVT Hà Nội, việc mở rộng phố đi bộ ở khu vực trung tâm Hà Nội sẽ tạo không gian, phát huy nét giá trị văn hóa cổ và tiềm năng về du lịch, thương mại, dịch vụ vốn có của

Theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng, nếu không có gì thay đổi sẽ bắt đầu thực hiện phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm từ 1/1/2012.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục