Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thị xã Nghĩa Lộ:

Sống cùng ký ức về Bác kính yêu

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/5/2015 | 3:43:31 PM

YênBái - YBĐT- Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thị xã Nghĩa Lộ thuộc hệ thống Bảo tàng Hồ Chí Minh trong cả nước được coi là địa chỉ đỏ trong việc tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng, đạo đức, lối sống của Bác Hồ đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong khu vực, nhất là thế hệ trẻ.

Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thị xã Nghĩa Lộ được xây dựng vào tháng 7/1982. Đây là công trình tưởng niệm thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", lòng biết ơn vô hạn của đồng bào các dân tộc Văn Chấn - Nghĩa Lộ  đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, năm 1997 khi được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) ra quyết định công nhận Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thị xã Nghĩa Lộ thuộc hệ thống bảo tàng Hồ Chí Minh trong cả nước thì đây càng được coi là địa chỉ đỏ trong việc tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng, đạo đức, lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong khu vực, nhất là thế hệ trẻ.

Lễ khởi công xây dựng công trình Vườn quả Bác Hồ trong Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thị xã Nghĩa Lộ vào tháng 7/1982.

(Ảnh tư liệu)

Đã từ lâu, nơi đây đã trở thành địa chỉ quen thuộc, là môi trường giáo dục ngoại khóa đối với cô và trò Trường Tiểu học Kim Đồng, thị xã Nghĩa Lộ. Điều đó càng có ý nghĩa hơn khi cả nước đang hướng về kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Chủ tịchHồ Chí Minh thì những hoạt động ngoại khóa như thế này không chỉ bồi đắp kiến thức hiểu biết cho các em thiếu nhi về quá trình hoạt động cách mạng của Người mà còn thể hiện lòng thành kính, lòng biết ơn sâu sắc của thế hệ trẻ đối với vị Cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc.

Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thị xã Nghĩa Lộ là địa chỉ đỏ trong tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng, đạo đức, lối sống của Bác đối với thế hệ trẻ hôm nay.

Những hiện vật từ bộ quần áo lụa, đôi dép cao su, chiếc mũ cát, chiếc gậy trúc đang được trưng bày tại Khu tưởng niệm là những minh chứng sống động nhất, tượng trưng cho hình ảnh của Bác với lối sống giản dị, tiết kiệm và tấm gương sáng ngời để các thế hệ trẻ noi theo.

Cán bộ Ban quản lý Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thị xã Nghĩa Lộ giới thiệu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ tịch cho các em học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng, thị xã Nghĩa Lộ.
Xứng đáng là địa chỉ đỏ, là nơi giáo dục truyền thống cách mạng, nhiều năm qua, Ban quản lý Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thị xã Nghĩa Lộ chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với các phòng giáo dục - đào tạo các huyện, thị miền Tây cũng như các trường học trên địa bàn tổ chức các chương trình hoạt động ngoại khóa để tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người thu hút đông đảo giáo viên, học sinh và các tầng lớp nhân dân tham gia. 
Không chỉ thế hệ trẻ về với Khu tưởng niệm mà những người lính Cụ Hồ năm xưa cũng vẫn hàng ngày đến đây để ôn lại những quá khứ hào hùng của dân tộc. Cụ Lê Văn Chiến ở phường Trung Tâm, năm nay 82 tuổi, 61 tuổi Đảng, người được tặng Huy hiệu Bác Hồ thường xuyên đến với Khu tưởng niệm thắp hương và báo công với Bác về những việc đã làm được sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước đến nay, nhất là những đổi mới của quê hương, đất nước.
Với những giá trị giáo dục lịch sử, từ khi đưa vào hoạt động đến nay, song hành với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của của địa phương, Ban quản lý Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thị xã Nghĩa Lộ đã chú trọng phát huy hiệu quả giá trị công trình với nhiều hoạt động, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc vùng Mường Lò đến tham quan, học tập.

Người lính Cụ Hồ cùng các em học sinh tham quan, tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp cách mạng của Bác qua các tài liệu, sách báo trưng bày tại Khu tưởng niệm.

Những ngày này, nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh nói chung và người dân ở thị xã Nghĩa Lộ nói riêng đang hăng hái thi đua lao động sản xuất không những để chào mừng đại hội Đảng các cấp mà còn lập nhiều thành tích trong phát triển kinh tế - xã hội để báo công với Bác nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Nguời.

Vui hơn là từ khi được xây dựng đến nay, 33 mùa xuân đã đi qua, Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thị xã Nghĩa Lộ đã đón hàng ngàn lượt khách đến tham quan, luôn xứng đáng với tình cảm, niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân và thế hệ trẻ trong toàn tỉnh bởi đó là nơi lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị nhân văn cao cả trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Những ngày tháng 5 lịch sử càng có ý nghĩa biết bao khi lại được sống cùng những hồi ức thiêng liêng về vị lãnh tụ kính yêu trong lòng mỗi đồng bào miền Tây Bắc thân yêu. 

Văn Tuấn – Đức Toàn  

Các tin khác
Nghệ sỹ Khánh Nguyệt (người bên phải) kể cho phóng viên Báo Yên Bái điện tử nghe chuyện 2 lần được gặp và hát cho Bác Hồ nghe.

YBĐT - Vào những năm 60 của thế kỷ trước - nghệ sỹ Khánh Nguyệt được mệnh danh là con chim sơn ca của miền biên giới. Khán giả, đồng nghiệp còn nhớ đến giọng hát cao vút của Khánh Nguyệt ở một trong những ca khúc để đời “Tiếng hát trên đỉnh Hoàng Liên”, đã trở thành một hiện tượng trên sân khấu ca nhạc thời bấy giờ. Với giọng hát trong trẻo, vút cao, nghệ sỹ Khánh Nguyệt đã vinh dự 2 lần được vào Phủ chủ tịch hát cho Bác Hồ nghe.

YBĐT - Với chất giọng truyền cảm và lối kể chuyện hồn nhiên, mộc mạc và vô cùng cuốn hút, câu chuyện “Tình yêu Bác Hồ dành cho những khúc dân ca” mà em Mùa Thị Ca, học sinh lớp 6A đến từ Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Trạm Tấu (huyện Trạm Tấu) mang đến Hội thi đã thực sự gây xúc động trong lòng Ban giám khảo và khán giả tham dự.

Khai mạc trại sáng tác mỹ thuật - nhiếp ảnh

Tối 13/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ trao giải sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đợt 2 năm 2015.

Học nghề để nâng cao chất lượng cuộc sống.

YBĐT - Trong buổi nói chuyện ngày 25/9/1958 với cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái, Bác Hồ ân cần căn dặn Đảng bộ, chính quyền phải chăm lo đời sống của đồng bào từ việc to, việc nhỏ, làm sao đời sống được cải thiện, ai cũng có cơm ăn áo mặc, các cháu được học hành. Bác quan tâm đến việc cung cấp thuốc chữa bệnh, muối, dầu hỏa, kim chỉ thêu...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục