Đề xuất chấm dứt nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch huyện kể từ 1/7

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/4/2025 | 2:19:52 PM

Dự kiến, HĐND, UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thuộc thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động từ ngày 1/7.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gửi Quốc hội.

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi quy định mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm: Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp xã (xã, phường và đặc khu), không tổ chức cấp huyện.

Cấp tỉnh và cấp xã đều tổ chức HĐND và UBND để bảo đảm bộ máy chính quyền được tổ chức thống nhất, hoạt động thông suốt từ Trung ương đến cấp xã.

Để bảo đảm hoạt động của chính quyền địa phương khi chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp thành 2 cấp liên tục, thông suốt, dự thảo Luật quy định về thời hạn thi hành từ 1/7.

Đồng thời, HĐND, các cơ quan thuộc HĐND, UBND, Chủ tịch UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động kể từ ngày 1/7, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 54 của dự Luật này.

Dự Luật cũng bãi bỏ Nghị quyết số 131/2020/QH14 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM; Bãi bỏ khoản 2, khoản 3 Điều 9 và Điều 10 của Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM.

Đồng thời, cơ quan soạn thảo cũng đề xuất bãi bỏ Điều 7, Điều 8 của Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng và bãi bỏ khoản 2 Điều 6 Nghị quyết số 137/2024/QH15 về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Nghị quyết số 169/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng cũng được đề xuất bãi bỏ.

Ngoài ra, dự Luật cũng quy định 8 nội dung chuyển tiếp nhằm bảo đảm hoạt động liên tục, bình thường của các cơ quan, tổ chức, đơn vị mới khi chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp và đẩy mạnh phân quyền, phân cấp.

Trong đó, để kịp thời thực hiện tổ chức chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã theo mô hình mới, dự Luật có quy định giao Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền phân định lại nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương và điều chỉnh các quy định khác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương.

Quy định này nhằm thống nhất áp dụng trong thời gian chưa sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và định kỳ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trường hợp liên quan đến luật, nghị quyết của Quốc hội thì báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Cụ thể, kể từ ngày 1/7, dự Luật quy định UBND tỉnh chỉ định UBND cấp xã kế thừa các thỏa thuận quốc tế của UBND huyện và của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện được ký kết trước thời điểm trên.

Bên cạnh đó, số lượng Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND, cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc có thể nhiều hơn số lượng so với quy định. Chậm nhất là 5 năm kể từ ngày dự Luật có hiệu lực thi hành, số lượng và việc bố trí lãnh đạo, quản lý ở đơn vị hành chính thực hiện theo quy định.

Các công việc, hồ sơ thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị thuộc chính quyền địa phương cấp huyện đang giải quyết cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nếu đến ngày 1/7 mà vẫn chưa hoàn thành thì Chủ tịch UBND tỉnh có thẩm quyền và trách nhiệm phân công cơ quan, đơn vị thuộc chính quyền địa phương cấp xã nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở giao dịch của tổ chức, doanh nghiệp đang có công việc, hồ sơ thủ tục hành chính cần giải quyết để tiếp tục giải quyết bảo đảm không làm gián đoạn công việc.

(Theo ANTĐ)

Các tin khác
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Theo Bộ Nội vụ, cần cân nhắc đơn giản quy trình bổ nhiệm với lãnh đạo cấp vụ, sở, phòng... nhằm thu hút, trọng dụng nhân tài, nâng cao chất lượng công chức lãnh đạo.

Tiêu chí sắp xếp ĐVHC cấp xã dựa trên diện tích tự nhiên, quy mô dân số và các yếu tố lịch sử văn hóa, vị trí địa lý khác.

Chậm nhất vào ngày 15/8 năm nay, cấp xã mới sẽ đi vào hoạt động với các nhiệm vụ, quyền hạn mới. Việc bố trí nhân sự cấp xã theo tinh thần lãnh đạo sẽ kiêm nhiệm nhiều chức danh, ưu tiên tăng số lượng công chức làm việc trực tiếp với dân.

Bộ Nội vụ đang tham mưu xây dựng chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố.

Quang cảnh Hội nghị.

Chiều 19/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Lào Cai, Tỉnh uỷ Lào Cai phối hợp với Tỉnh uỷ Yên Bái tổ chức Hội nghị trao đổi, đánh giá tiến độ thực hiện hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái. Chủ trì buổi làm việc có các đồng chí: Trần Huy Tuấn – Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái; Trịnh Xuân Trường – Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục