Lạng Sơn triển khai nền tảng cửa khẩu số từ ngày 21/2

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/2/2022 | 7:40:19 AM

Từ 21/2, tỉnh Lạng Sơn sẽ không thực hiện tiếp nhận xử lý đối với doanh nghiệp xuất khẩu không khai báo trực tuyến trên Nền tảng cửa khẩu số. Đây là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu tại Thông báo số 91/TB-UBND mới được ban hành.

Từ ngày 21/2/2022, tỉnh Lạng Sơn sẽ không thực hiện tiếp nhận xử lý đối với doanh nghiệp xuất khẩu không khai báo trực tuyến trên Nền tảng cửa khẩu số.
Từ ngày 21/2/2022, tỉnh Lạng Sơn sẽ không thực hiện tiếp nhận xử lý đối với doanh nghiệp xuất khẩu không khai báo trực tuyến trên Nền tảng cửa khẩu số.

Theo đó, từ ngày mai (21/2), tất cả các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng, đại lý hải quan, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp bến bãi thống nhất sử dụng Nền tảng cửa khẩu số, khai báo và xử lý thông tin trực tuyến khi thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh (bao gồm cả xe hàng đã vào bến bãi cửa khẩu). 

Các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng tại cửa khẩu cần thực hiện nghiêm túc chủ trương này, không thực hiện tiếp nhận xử lý đối với doanh nghiệp xuất khẩu không  trên Nền tảng cửa khẩu số.

Để phát huy tối đa hiệu quả Nền tảng cửa khẩu số, ông Hồ Tiến Thiệu giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng hoạt động tại khu vực cửa khẩu cần có sự phối hợp chặt chẽ để xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh; đề xuất những giải pháp cần thiết để bảo đảm việc triển khai Nền tảng cửa khẩu số đạt hiệu quả cao nhất.

Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn giao Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, viễn thông Lạng Sơn bố trí đầy đủ lực lượng hỗ trợ, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đại lý hải quan tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh, sẵn sàng xử lý ngay những vấn đề phát sinh khi sử dụng Nền tảng cửa khẩu số, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu…

Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn làm đầu mối chủ trì, phối hợp giữa các lực lượng chức năng xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thí điểm Nền tảng cửa khẩu số tại khu vực cửa khẩu; tham mưu, đề xuất đầu tư lắp đặt hệ thống barie tự động gắn với hệ thống camera nhận dạng xe và thùng container để đồng bộ khi lắp đặt hệ thống barie tự động tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh...

Bộ Chỉ huy Bội đội Biên Phòng tỉnh chỉ đạo Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Đồn Biên phòng cửa khẩu Tân Thanh bố trí tổ liên ngành tại các cổng B1, B2 tại 2 khu vực cửa khẩu để kiểm tra các xe không khai báo thông tin tại cửa khẩu, điều phối các phương tiện vào bãi tạm để doanh nghiệp xuất nhập khẩu khai báo trực tuyến trên Nền tảng cửa khẩu số; kiểm tra, xác nhận xe ra khỏi khu phi thuế quan; yêu cầu tất cả doanh nghiệp xuất nhập khẩu khai báo thông tin trên Nền tảng cửa khẩu số trước khi ra khỏi khu phi thuế quan, nếu không khai báo thông tin trên Nền tảng cửa khẩu số không cho xe ra khỏi khu phi thuế quan.

Theo lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn, việc triển khai Nền tảng cửa khẩu số là nội dung quan trọng để cụ thể hóa việc thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030... 

Do đó, việc triển khai Nền tảng cửa khẩu số là tất yếu, cần tổ chức triển khai thực hiện và cần sự quyết tâm vào cuộc của các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh, trước mắt là tại khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh.

Việc đưa Nền tảng cửa khẩu số vào hoạt động là một bước hiện đại hóa công tác tại cửa khẩu để từng bước hội nhập với quốc tế trong việc giao thương xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Lạng Sơn.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Bộ Nội vụ rà soát 8 nhóm thủ tục hành chính để đề xuất đơn giản hóa

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký Quyết định số 85/QĐ-BNV ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2022 của 8 nhóm thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực: Tín ngưỡng, tôn giáo; Thi đua - Khen thưởng; Văn thư - Lưu trữ; Công chức - Viên chức; Tổ chức - Biên chế; Công tác thanh niên; Tổ chức quỹ, hội và Chính quyền địa phương.

Thẻ điện tử công chức, viên chức và thanh toán không dùng tiền mặt được thành phố đưa vào sử dụng.

Tỷ lệ triển khai dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 đạt 80,9%, (vượt 20,95% so với kế hoạch), mức độ 4 đạt 75,6% (vượt 25,6% so với kế hoạch) là một trong những chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu kinh tế - xã hội vượt kế hoạch trong năm 2021 của thành phố Yên Bái. Đó cũng là một trong những kết quả có được từ việc tiếp tục triển khai quyết liệt công tác cải cách hành chính của thành phố trong năm qua...

Cán bộ công an tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân.

Đến nay, 100% công an các huyện, thị, thành phố và các đơn vị đều có địa điểm tiếp đón công dân đến giải quyết thủ tục hành chính khá khang trang, có đầy đủ trang thiết bị; đội ngũ cán bộ, chiến sĩ tiếp xúc trực tiếp với dân đều có tinh thần, thái độ ân cần, văn minh, lịch sự.

Ảnh minh họa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thủ tục hành chính (TTHC), cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thực hiện TTHC trên môi trường điện tử...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục