Phản bác các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta

Bài 2: Thực tiễn thực hiện chính sách xã hội ở Yên Bái - một minh chứng sống động phản bác các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/7/2023 | 7:40:09 AM

YênBái - Thực tiễn những kết quả, hiệu quả việc triển khai chính sách xã hội (CSXH) trên địa bàn một tỉnh miền núi như Yên Bái là minh chứng không thể phủ nhận góp phần chứng minh thành tựu về CSXH của Đảng và Nhà nước ta; là những luận cứ thuyết phục, xác đáng phản bác thích đáng những quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch xuyên tạc CSXH của Đảng và Nhà nước ta.

Đồng chí Nguyễn Minh Toàn - Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy trao hỗ trợ làm nhà cho hộ có hoàn cảnh khó khăn tại thị xã Nghĩa Lộ dịp tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Đồng chí Nguyễn Minh Toàn - Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy trao hỗ trợ làm nhà cho hộ có hoàn cảnh khó khăn tại thị xã Nghĩa Lộ dịp tết Nguyên đán Quý Mão 2023.


Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Ánh Tuyết - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) khẳng định: "Từ thực tiễn ban hành chủ chương chính sách, pháp luật đến quá trình và kết quả thực hiện các chính sách xã hội (CSXH), chúng ta có đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn để phản bác các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc CSXH của Đảng và Nhà nước ta”. Thực tiễn thực hiện CSXH ở Yên Bái là một trong những minh chứng sống động phản bác các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc CSXH của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay.

Cùng với các chính sách của Trung ương, tỉnh Yên Bái đã ưu tiên dành nguồn lực đầu tư, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù và huy động các nguồn lực xã hội khác nhằm phát triển các lĩnh vực xã hội nói chung. Yên Bái là điểm sáng về giảm nghèo bền vững trong các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh cho biết: "Công tác giảm nghèo luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của tỉnh, là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Cùng với các chính sách giảm nghèo của Nhà nước,  tỉnh đã ban hành các chính sách hỗ trợ giảm nghèo như: hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản”.



Một trong những cách làm mới của tỉnh là "giao nhiệm vụ, khoán chỉ tiêu” đến từng cấp ủy, chính quyền, đoàn thể. Tỉnh ủy đã phân công nhiệm vụ giúp đỡ các huyện đến các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy (BTVTU) và phân công giúp đỡ các xã đến các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, trưởng các ngành; thực hiện giao nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ cho các xã vùng 3 đến các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; cụ thể là giao chỉ tiêu giúp thoát nghèo cho từ 15 đến 30 hộ/năm cho các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh; giao chỉ tiêu, nhiệm vụ về giảm nghèo chi tiết đến từng huyện, từng xã...

BTVTU đã ban hành nghị quyết về công tác giảm nghèo, đồng thời ban hành kế hoạch giảm nghèo cho cả giai đoạn và hàng năm; trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giảm nghèo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị và cá nhân chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp thực hiện mục tiêu giảm nghèo; qua đó, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân, tạo thành ý thức, trách nhiệm, khát vọng của người dân chủ động vươn lên thoát nghèo. 

Cùng với đó, tỉnh đã huy động, lồng ghép hiệu quả các nguồn lực thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn lực từ các chương trình, dự án, nguồn xã hội hóa để triển khai thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo... 

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, tỉnh Yên Bái đã kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 32,21% năm 2016 xuống còn 4,76% năm 2021 (bình quân mỗi năm giảm 5,03%), cải thiện 10 bậc so với đầu nhiệm kỳ theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020; năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 12,92% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025).



Cùng với giảm nghèo, Yên Bái đã triển khai hiệu quả các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Theo Tiến sĩ Đỗ Tất Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), chính sách ưu đãi người có công được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm và hiện là một trong những chính sách tốt nhất của CSXH. Ở Yên Bái, tỉnh đã đặc biệt quan tâm và đã ban hành các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng với quan điểm chăm lo, thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là trách nhiệm, nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Giai đoạn 2012-2022, toàn tỉnh đã giải quyết trên 80.000 lượt hồ sơ hưởng trợ cấp hàng tháng, giải quyết kịp thời, đầy đủ các chính sách đối với người có công và thân nhân theo quy định, đến nay, Yên Bái không có hồ sơ tồn đọng về chính sách người có công. 

Cùng với đó, tỉnh đã ban hành chính sách của tỉnh và quan tâm đầu tư nguồn lực, huy động các nguồn lực xã hội hóa hỗ trợ làm nhà ở cho người có công với cách mạng, từ năm 2012 đến nay, toàn tỉnh đã hỗ trợ làm mới gần 4.000 nhà ở cho người có công (trong đó có trên 400 hộ gia đình người có công được hỗ trợ làm nhà theo chính sách của tỉnh). 

Đồng thời, hàng năm, tỉnh đã quan tâm, bố trí nguồn lực từ ngân sách tỉnh thăm hỏi, tặng quà đối với toàn bộ người có công trên địa bàn tỉnh nhân dịp Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, dịp tết Nguyên đán…; triển khai hiệu quả các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; qua đó góp phần chăm lo và đảm bảo đời sống đối với các hộ gia đình người có công với cách mạng. 

Theo Thạc sĩ Nguyễn Hữu Hoàng - Khoa Xã hội học và Phát triển (Học viện Chính trị khu vực II), trên phương diện các chỉ số xã hội, an sinh (trong đó có chỉ số hạnh phúc), Việt Nam đang cho thấy là hình mẫu của sự phát triển toàn diện, bền vững. Đó cũng là một trong những minh chứng cho thành tựu của chính sách an sinh xã hội. 



Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2023 của Liên hợp quốc, chỉ số hạnh phúc của Việt Nam đã tăng 12 bậc, từ vị trí 77 vào năm 2022 lên vị trí 65. Ở Yên Bái, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỉnh đã đưa chỉ số hạnh phúc của người dân vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.

Yên Bái là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc thành một chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội, theo đó, hàng năm triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân theo Kế hoạch của BTVTU với nhiều cách làm hay, mô hình hiệu quả. Đến hết năm 2022, chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái đạt 62,57%, tăng 9,47% so với đầu nhiệm kỳ (là 53,3%), vượt chỉ tiêu so với Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đề ra. 

Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh, nhiều chỉ tiêu quan trọng của CSXH tỉnh Yên Bái đã đạt được ở mức khá so với bình quân chung của cả nước. Thực tiễn những kết quả, hiệu quả việc triển khai CSXH trên địa bàn một tỉnh miền núi như Yên Bái là minh chứng không thể phủ nhận góp phần chứng minh thành tựu về CSXH của Đảng và Nhà nước ta; là những luận cứ thuyết phục, xác đáng phản bác thích đáng những quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch xuyên tạc CSXH của Đảng và Nhà nước ta. 

Thu Hạnh

Các tin khác
Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp bộ với chủ đề: “Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay” vào tháng 6/2023.

Trong hệ thống chính sách của nước ta, chính sách xã hội (CSXH) có vai trò to lớn, thể hiện tính nhân văn, nhân đạo cao cả và bản chất của chế độ xã hội ta. Đây cũng là vấn đề mà các thế lực phản động, thù địch tập trung chống phá thời gian qua.

Trang Thông tin điện tử của Đảng ủy Khối tăng cường tuyên truyền, khuyến khích chia sẻ, bình luận về gương người tốt, việc tốt, các nhân tố tích cực trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội...

Theo Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, Tổ cộng tác viên Ban Chỉ đạo 35 Đảng ủy Khối có 70 trang tài khoản Facebook thường xuyên chia sẻ thông tích cực, bật chế độ báo xấu với những bài có nội dung phản động trên các trang mạng.

Cán bộ, đảng viên rèn luyện, nêu cao các phẩm chất đạo đức là tấm gương để thế hệ trẻ phấn đấu rèn luyện đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Tăng cường chỉ đạo Ban Chỉ đạo 35 các cấp tích cực tuyên truyền, trang bị thêm kiến thức, kinh nghiệm chuyển đổi số, giúp cán bộ, đảng viên đấu tranh có hiệu quả với những âm mưu "Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong tình hình mới, giúp cán bộ, đảng viên đủ sức đề kháng để sẵn sàng "nói không” với các biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Các tuyên truyền viên cơ sở giúp nhân dân nhận diện, đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc.

Đảng viên cơ sở gương mẫu đi đầu theo dõi thông tin qua các trang mạng chính thống và thường xuyên chia sẻ, tuyên truyền, chỉ rõ cho mọi người biết đâu là luận điệu sai trái, xấu độc của các thể lực thù địch; cấp ủy cấp xã đặc biệt đề cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở đối với công tác định hướng, tuyên truyền. Đó là những cách làm chủ động, sáng tạo và hiệu quả của Văn Yên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thời gian qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục