Hãy nhìn vào thực tế để thấy bộ mặt ghê tởm của Việt Tân. Tính từ khi Mỹ bỏ cấm vận (1994) đến nay vừa tròn 30 năm. Vậy mà, quy mô nền kinh tế Việt Nam từ 6,3 tỷ USD năm 1989 đến 2023 đã tăng lên 435 tỷ USD, từ thứ 185 lên thứ 35/195 nền kinh tế thế giới vào năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu 9,3 tỷ USD năm 1994 thì đến năm 2022 đạt 750 tỷ USD.
Năm 2022, nhiều nước chịu ảnh hưởng sau đại dịch Covid-19 vẫn tăng trưởng âm thì Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8,03%. Năm 2023 nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới lâm vào suy thoái, tăng trưởng âm hoặc rất thấp, Việt Nam vẫn đạt tăng trưởng GDP 5,05%, gấp hai lần tăng trưởng bình quân thế giới, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 681 tỷ USD, xuất siêu 28 tỷ USD. Tăng trưởng kinh tế bình quân 35 năm của Việt Nam đạt 7%/ năm, thu nhập bình quân/người từ 159 USD năm 1989 lên 4.284 USD năm 2023.
Quý I/2024, GDP của Việt Nam tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 178 tỷ USD, tăng 15,5% so với quý I/2023 và xuất siêu hơn 8 tỷ USD. Trong 2 tháng đầu năm 2024, bình quân mỗi tháng có 20.500 doanh nghiệp thành lập mới hoặc trở lại hoạt động, 52,7 triệu lao động có việc làm, tăng 217.000 người so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến 20/3/2024, tổng vốn FDI đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ 2023. Nợ công của Việt Nam năm 2023 là 37% GDP, thấp hơn nhiều so với khuyến cáo mức an toàn 50% của IMF. Tài sản ròng quốc gia của Việt Nam được tổ chức Crechtsui SSr xác định là 1.218 tỷ USD, đứng thứ 26 thế giới, thứ 9 châu Á, thứ 3 Đông Nam Á.
Sau 24 năm, Việt Nam từ nước đứng cuối bảng đã vươn lên đầu bảng về giá trị xuất khẩu của khu vực Đông Nam Á, lọt tốp 20 nền kinh tế thương mại lớn nhất thế giới; được các tổ chức quốc tế ghi nhận là quốc gia tăng trưởng nhanh nhất khu vực và xếp thứ 2 những nền kinh tế phát triển nhanh nhất, chỉ sau Ấn Độ.
Việt Nam là 1 trong 30 nước áp dụng chuẩn nghèo đa chiều hoàn thành trong 10 năm; tỷ lệ đói nghèo từ 57% năm 1990 đến 2023 còn 2,93%; đã có hơn 45 triệu người thoát nghèo trong hơn 30 năm; Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 12 bậc trong Báo cáo hạnh phúc thế giới năm 2023 do Liên hợp quốc công bố, từ vị trí 77 lên 65. Internations mới đây khảo sát cho thấy Việt Nam là 1 trong 15 quốc gia đáng sống nhất. Trang web Olban Firepower (Mỹ) năm 2023 xếp Việt Nam tăng 6 bậc lên số 19/163, lọt tốp 20 nước có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới. Theo công bố của World Ecomomics Resrecarch (London), tính theo sức mua tương đương (PPP) thì năm 2023 Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 25 thế giới với GDP 1.535 tỷ USD do giá sinh hoạt rẻ. Nhiều học giả, chính khách danh tiếng trên thế giới đánh giá cao sự phát triển ngoạn mục của nền kinh tế Việt Nam những năm qua.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guteres trong thư chúc mừng Quốc khánh Việt Nam có đoạn: "Việt Nam là hình mẫu của các nước đang phát triển, các nước vươn lên từ đói nghèo, đổ nát chiến tranh và nay trở thành nước có thu nhập trung bình”. Đại sứ Algeria tại Việt Nam Boubarine Abdrehamin nhận xét: "Việt Nam, với tất cả những gì đã làm cho người dân của mình, các bạn có thể tự hào. Và tôi nghĩ người dân Việt Nam rất hạnh phúc, mọi người đều công nhận rằng Việt Nam là một đất nước an toàn”.
Giáo sư Ricardo Đại học Harrvad (Mỹ) nhận định: "Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, sánh ngang với Trung Quốc, Hàn Quốc”. Tổng Giám đốc IMF nói với Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị G7 mở rộng hồi năm ngoái ở Nhật Bản rằng: "Việt Nam là ngôi sao sáng trên bầu trời xám màu của kinh tế thế giới”. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay với hơn 12 triệu dân, gấp 3 lần trước 1975 là một đô thị phát triển dựa trên một nền kinh tế công nghiệp, du lịch, dịch vụ, xuất khẩu với quy mô lớn, là đầu tàu kinh tế của cả nước. Việt Tân khoe: "Hòn ngọc Viễn Đông”.
Vậy, hãy nhìn lại xem dưới sự thống trị của Mỹ - Ngụy, kinh tế miền Nam Việt Nam và ở Sài Gòn như thế nào? Năm 1966, từ Sài Gòn trở về Mỹ, thượng nghị sĩ Fbrigeht nhận xét: "20% lãnh thổ chính quyền Sài Gòn kiểm soát, thì thành phố Sài Gòn có 4 triệu dân là cái "động đĩ” của Mỹ với nửa triệu gái mại dâm và quán bar, 80 vạn trẻ mồ côi lang thang, 15 vạn người nghiện heroin; một nền kinh tế dựa trên chợ đen, đĩ điếm, hoàn toàn dựa vào viện trợ Mỹ và do Hoa Kiều (ba tàu) kiểm soát”.
Năm 1974, một cuộc điều tra do các sinh viên Kito giáo tiến hành cho thấy, ngay tại quận Tân Định là nơi giàu có nhất thì chỉ 1/5 số gia đình đủ ăn, 1/2 bữa cơm bữa cháo, còn lại là đói.
Tờ Công luận xuất bản tại Sài Gòn ngày 1/9/1968 viết: "Người Việt Nam sẽ sa vào thảm kịch. Đó là thảm kịch không tự nuôi sống mình được, sẽ có ngày sa vào cảnh tự sát của một quốc gia”. Ông Nguyễn Văn Hào - Thống đốc Quỹ Phát triển quốc gia chính quyền Sài Gòn nói về nền kinh tế miền Nam những năm 70 rằng: "Ở miền Nam Việt Nam không có ngân sách quốc gia mà chỉ có tờ trả lương… không có vấn đề kinh tế nào đúng với kinh tế cả. Hầu hết dựa vào ngoại viện hay ngoại thuộc, còn gọi là Mỹ thuộc”.
Khi Mỹ rút, 75 vạn người mất thu nhập. Cựu Giám đốc tình báo Hàn Quốc Won Sel Hoon khẳng định: "Tôi không nghĩ rằng nếu còn tồn tại Việt Nam Cộng hòa sẽ giống Nam Hàn, nó chỉ trở thành Nam Su dan với nội chiến, đói nghèo, tham nhũng, xung đột tôn giáo… Việt Nam Cộng hòa là một thứ ăn bám, rác rưởi, không thể sánh với chúng tôi”. Cựu Tổng thống Mỹ Donalb Trump từng nói về Việt Tân: "Chúng là những kẻ ngay cả Tổ quốc của chúng, nơi mà chúng được sinh ra, chúng còn phản bội thì chúng ta lấy lý do gì để tin rằng chúng sẽ trung thành và cống hiến cho nước Mỹ của chúng ta?”. Sự thật và những nhận xét khách quan trên đây cho thấy, Việt Tân chỉ là lũ bất tài, vô sỉ, chuyên ăn tục nói láo. Chúng tuổi gì mà dám nói về kinh tế Việt Nam?
Nhất Tâm