Nhân lực “vàng” sẵn sàng cho phát triển

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/4/2016 | 10:00:36 AM

YBĐT -  Trong 64,3% dân số toàn tỉnh trong độ tuổi lao động, có 45% lao động đã qua đào tạo.

Toàn cảnh Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái. (Ảnh: Minh Tuấn)
Toàn cảnh Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái. (Ảnh: Minh Tuấn)

Trong thời đại công nghiệp, tri thức không ngừng lớn mạnh và giữ vai trò chủ đạo, thì nhân tố con người - nguồn nhân lực càng trở nên quan trọng. Xác định rõ điều này, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều chủ trương, chính sách phù hợp nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trước xu thế hội nhập, phát triển.

Cùng với cả nước, Yên Bái đang trong giai đoạn “dân số vàng”. Điều này đồng nghĩa với một lực lượng lao động trong độ tuổi “vàng” tương đối hùng hậu. Trong 64,3% dân số toàn tỉnh trong độ tuổi lao động, có 45% lao động đã qua đào tạo. Nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng ngày càng được nâng lên, đó là thế mạnh của Yên Bái trong thu hút các dự án đầu tư.

Với thế mạnh đó, không thể phủ nhận vai trò của các cơ sở đào tạo nghề có mạng lưới rộng khắp, đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ trong từng giai đoạn, từng chương trình, dự án được đầu tư. Hệ thống cơ sở đào tạo được đầu tư cả về số lượng và quy mô đào tạo, giáo viên, chất lượng đào tạo từng bước được nâng cao. Hiện nay, toàn tỉnh có 24 cơ sở đào tạo nghề. Trong đó, có 2 trường cao đẳng nghề, 3 trường trung cấp nghề, 3 trung tâm dạy nghề, 7 trung tâm dạy nghề - giáo dục thường xuyên và 9 cơ sở khác có hoạt động dạy nghề.

Đặc biệt, Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái đang được đầu tư xây dựng thành trung tâm đào tạo nghề của các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có 1 nghề đạt chuẩn quốc tế và 3 nghề đạt chuẩn ASEAN. Các nghề đào tạo chính là điện công nghiệp, gia công thiết kế sản phẩm mộc, chế tạo thiết bị cơ khí, vận hành máy thi công nền, kỹ thuật máy nông nghiệp, chăn nuôi - thú y, công nghệ chế biến chè, hàn, kỹ thuật xây dựng, chạm khắc đá, công nghệ ô tô, điện dân dụng, điện tử công nghiệp, may công nghiệp... Giai đoạn 2016 - 2020, mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 14.000 lao động dưới các hình thức như: đào tạo ngắn hạn, sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề. Trường Trung cấp Nghề dân tộc nội trú Nghĩa Lộ đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề khu vực phía Tây của tỉnh.

Trong nhiều năm qua, Trường đã đào tạo nghề có tín chỉ cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Mỗi năm, Trường tổ chức đào tạo và liên kết, hỗ trợ, phối hợp đào tạo trên 1.900 học sinh, sinh viên, học viên. Trong đó, đào tạo hệ trung cấp nghề với 3 ngành nghề chính là hàn, điện, may. 80% học sinh của nhà trường sau khi tốt nghiệp có việc làm ổn định và luôn được các doanh nghiệp đánh giá có tay nghề cao.

Đào tạo nghề điện dân dụng tại Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái.

Cùng với phát triển hệ thống mạng lưới và quy mô đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề, nhận thức của người lao động trong tỉnh về học nghề, chuyển đổi việc làm đã có chuyển biến, đang dần trở thành nhu cầu thiết thực, phục vụ xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng gia tăng hàng năm, đây là nguồn nhân lực khá dồi dào phục vụ cho phát triển kinh tế của tỉnh và đóng góp tích cực vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được các cấp, các ngành, địa phương tham gia tích cực và được cụ thể hóa bằng các nghị quyết chuyên đề. Đặc biệt, trong những năm qua, tỉnh đã có những cơ chế, chính sách cụ thể đối với công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mới đây nhất, là Đề án “Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020”.

Theo đó, quan điểm chủ yếu thu hút, đào tạo phát triển nguồn lực phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các thành phần kinh tế và toàn xã hội. Trong Đề án này đã chỉ rõ các cơ chế, chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 – 2020; tập trung vào các chính sách liên quan đến thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút người dân tộc thiểu số; thu hút hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực vào lĩnh vực dạy nghề... Bên cạnh đó, trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh đào tạo phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.

Đặc biệt, chủ động “đi tắt đón đầu” trong việc phối hợp với các cơ sở liên doanh tìm hiểu nhu cầu nguồn lao động, nhất là công nhân kỹ thuật có tay nghề, trình độ kỹ thuật cao để đào tạo; xác định cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh và mục tiêu quốc gia; xác lập chuẩn đầu ra; mở rộng hợp tác, liên kết với các chủ thể đào tạo có uy tín trong và ngoài nước...

Hội nhập và phát triển là xu thế tất yếu, đồng thời cũng là mong ước, kỳ vọng của mọi người dân. Trong đó, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là thế mạnh của Yên Bái trong thu hút các dự án đầu tư. Bởi đây là động lực cơ bản và mạnh mẽ nhất thúc đẩy mọi sự tăng trưởng và phát triển.

 Minh Tư

Các tin khác
Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà tặng bức tranh Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải cho đoàn công tác Đại sứ Hàn Quốc.

YBĐT - Dưới đây là những dấu mốc quan trọng đánh dấu sự hợp tác của các tập đoàn kinh tế nước ngoài vào tỉnh Yên Bái trong thời gian qua.

Thủ tục hành chính được giải quyết nhanh gọn cho nhân dân và doanh nghiệp.

YBĐT - Đơn giản thủ tục và rút ngắn thời gian đăng ký doanh nghiệp xuống còn tối đa là 3 ngày; thẩm định trình UBND tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư còn 7 ngày; cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn 5 ngày.

YBĐT - Đến hết năm 2015, tỉnh Yên Bái có 21 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đăng ký 204,874 triệu USD, trong đó lĩnh vực may mặc – xuất khẩu chiếm 14,3%.

YBĐT - Yên Bái là đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai, là một lợi thế trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, với các thị trường lớn trong và ngoài nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục