Yên Bái: Thương mại, dịch vụ tạo động lực phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ hai, 4/10/2021 | 2:54:46 PM

YênBái - Những năm đầu tái lập tỉnh, hệ thống hạ tầng thương mại, dịch vụ của Yên Bái chủ yếu là chợ, cửa hàng tự chọn. Đến nay, sau 30 năm, hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển căn bản, đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường và có những bước đi vững chắc, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Với lợi thế về địa lý, nhiều năm gần đây, Yên Bái là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư lớn góp mặt trong việc hình thành nên nhiều dự án tổ hợp, dịch vụ trung tâm thương mại, biệt thự liền kề, nhà hàng, khách sạn… 



Hệ thống chợ với đa dạng các mặt hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trao đổi, giao thương hàng hóa. 

Cùng với đó, toàn tỉnh hiện có trên 680 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, trên 26.000 hộ kinh doanh cá thể hoạt động ở lĩnh vực này. Các loại hình kinh doanh thương mại văn minh như: siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, cửa hàng tự chọn ngày càng nở rộ. Cùng với chợ truyền thống, hệ thống cửa hàng thương mại cũng phát triển rộng khắp, phủ kín tới tận các thôn, làng vùng sâu, vùng xa, thực sự là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy giao thương hàng hóa. Tăng trưởng thương mại – dịch vụ bình quân giai đoạn 1991 - 2020 nhờ đó đã đạt 16,79%/năm.

Là thị xã trung tâm phía Tây của tỉnh với nét đặc trưng văn hóa Thái Tây Bắc, với tiềm năng, lợi thế sẵn có, nhiều năm qua, thị xã Nghĩa Lộ đã quan tâm phát triển thương mại – dịch vụ gắn với phát triển du lịch, hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư theo hướng nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng. 



Người dân mua sắm tại siêu thị Dũng Linh, thành phố Yên Bái.

Đặc biệt, việc tổ chức Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò hàng năm; khôi phục, bảo tồn các nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái cùng xây dựng trung tâm thương mại miền Tây phục vụ cho tiêu thụ nông sản gắn với phát triển du lịch, xây dựng các tuyến phố ẩm thực, tuyến phố kinh doanh sản phẩm đặc sản phục vụ du khách là một trong những giải pháp mà thị xã Nghĩa Lộ thực hiện để trở thành trung tâm du lịch - thương mại - dịch vụ khu vực phía Tây của tỉnh. Hiện, thị xã có 1.836 cơ sở kinh doanh thương mại, trong đó, có 46 cơ sở lưu trú, các homestay phục vụ du khách trong và ngoài nước.  

Hai năm trở lại đây, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động thương mại, dịch vụ chịu nhiều ảnh hưởng, đặc biệt là dịch vụ du lịch. Song với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy Đảng, chính quyền và nỗ lực của người dân trong thực hiện "mục tiêu kép” vừa phát triển kinh tế vừa phòng, chống dịch bệnh COVID -19,  tốc độ tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ của tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 vẫn đạt 10,55%/năm. 9 tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.758 tỷ đồng, tăng 0,9% so với tháng trước (tương đương 15,1 tỷ), tăng 6,3% so với cùng kỳ (tương đương 104,1 tỷ đồng). 



Trên địa bàn tỉnh ngày càng có nhiều siêu thị, trung tâm mua sắm phục vụ nhu cầu của người dân.

Với những tiềm năng sẵn có và nỗ lực bằng nhiều giải pháp, thương mại - dịch vụ đã có những đóng góp to lớn trong thúc đẩy tăng trưởng GRDP trên địa bàn. Tỉnh Yên Bái phấn đấu giai đoạn 2021 – 2025, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ qua mạng lưới thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại đạt 15-17%/năm, tỷ trọng hàng hóa bán lẻ qua mạng lưới thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại chiếm khoảng 10-12% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội. 

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 30.000 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 500 triệu USD, đưa thương mại - dịch vụ trở thành động lực để tạo lập và củng cố sự liên kết, bảo đảm đầu ra cho các ngành khác và tác động lan tỏa tới mọi lĩnh vực trong nền kinh tế của tỉnh Yên Bái. 

Thanh Chi – Đức Toàn

Tags Yên Bái thương mại - dịch vụ hệ thống nhà hàng khách sạn

Các tin khác

Tái lập tỉnh, Yên Bái xây dựng quê hương trong những khó khăn chồng chất của tỉnh miền núi nghèo nhất cả nước. 30 năm qua với 6 nhiệm kỳ đại hội Đảng, các thế hệ cán bộ, lãnh đạo các cấp cùng sự đoàn kết đồng lòng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, Yên Bái đã giành được nhiều thành tựu quan trọng.

Xác định mạng lưới giao thông chính là huyết mạch của nền kinh tế, ngay từ khi tái lập tỉnh, bằng những giải pháp đột phá và quyết liệt, Yên Bái đã nỗ lực huy động các nguồn lực đầu tư hệ thống giao thông để đi trước mở đường, tăng tính kết nối và lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, 30 năm qua, Yên Bái đã làm nên những kỳ tích đáng tự hào trong phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông.

Đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải bảo tồn và phát huy tốt nét đẹp văn hóa trong thêu, may trang phục truyền thống.

Xuyên suốt chặng đường 76 năm thành lập Đảng bộ tỉnh, 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới và 30 năm tái lập tỉnh, Yên Bái đã tạo lập một nền tảng vững chắc với những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Chặng đường ấy, Yên Bái chú trọng thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với xây dựng con người Yên Bái phát triển toàn diện.

Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Yên Bái đọc báo Đảng. (Ảnh: T.L)

ngày 1/10/1991, tỉnh Yên Bái chính thức đi vào hoạt động thì tờ báo Yên Bái đẹp về hình thức, sâu sắc về nội dung cũng đồng thời ra mắt bạn đọc. Và từ ngày đầu đến nay là 30 năm, Báo Yên Bái không ngừng nghỉ kỳ nào với nội dung và chất lượng ngày càng cao, xứng đáng với niềm tin của Đảng bộ và nhân dân Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục