Lực lượng vũ trang Quân khu 2 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)

  • Cập nhật: Chủ nhật, 19/6/2016 | 10:08:04 PM

Trong sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước có: 209.000 thanh niên ưu tú con em các dân tộc Tây Bắc lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường.

Thanh niên miền Bắc hăng hái lên đường vào miền Nam chiến đấu.
Thanh niên miền Bắc hăng hái lên đường vào miền Nam chiến đấu.

>> Bài 1: Sự hình thành, phát triển của Lực lượng vũ trang Quân khu 2, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945- 1954)

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Với những thành tích và chiến công xuất sắc đóng góp vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chiến thắng vĩ đại diễn ra ngay trên quê hương Tây Bắc đã cổ vũ quân và dân trên địa bàn Quân khu quyết tâm vượt qua mọi khó khăn gian khổ xây dựng địa bàn Quân khu thành một khu vực vững mạnh về cả chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh và quốc phòng.

Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, tháng 5/1955 khu tự trị Tây Bắc được thành lập. Quân khu Tây Bắc lần lượt do các đồng chí Bằng Giang, Vũ Lập, Lê Thuỳ làm Tư lệnh; đồng chí Chu Phương Đới, Lê Thanh làm Phó tư lệnh; đồng chí Vũ Nhất, Chu Huy Mân, Lê Đình Thiệp, Trần Thế Môn, Hoàng Kiền, Trương Công Cẩn làm Chính uỷ.

Từ năm 1954 đến trước khi cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ra miền Bắc (6/1965), LLVT Quân khu đã được củng cố kiện toàn thêm một bước. Bộ đội chủ lực của Quân khu được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại, sẵn sàng chiến đấu cao, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, và làm nhiệm vụ quốc tế tại 6 tỉnh Bắc Lào. Bộ đội địa phương và dân quân tự vệ được phát triển rộng khắp đã tham gia tích cực cùng bộ đội chủ lực diệt phỉ trừ gian, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn. Đồng thời luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ cơ động được giao.

Trong những năm 1955 – 1960, mặc dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ và phức tạp nhưng  LLVT Quân khu và đồng bào các dân tộc Tây Bắc đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, giữ vững an ninh chính trị, phát triển sản xuất từng bước xây dựng quê hương thành căn cứ địa cách mạng vững mạnh. LLVT Quân khu qua thực tế vừa chiến đấu vừa công tác đã có những bước trưởng thành lớn mạnh, sẵn sàng nhận và hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

LLVT Quân khu trong thực hiện nhiệm vụ kết hợp kinh tế với quốc phòng, tham gia công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và tổ chức thành công Đại hội đại biểu Quân khu Tây Bắc lần thứ nhất.

Tháng 1/1958 Tổng Quân uỷ đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị tham gia nhiệm vụ kết hợp kinh tế với quốc phòng. LLVT Quân khu đã thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; cùng với nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện và tham gia lao động sản xuất, thời gian này, LLVT Quân khu đã góp phần tích cực cùng Đảng bộ, chính quyền địa phương và đồng bào các dân tộc hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Ngày 4/ 7/ 1960, Đại hội đại biểu Quân khu Tây Bắc được tiến hành. Về dự Đại hội có 140 đại biểu chính thức và 15 đại biểu dự thính. Sau 6 năm hoà bình, đây là lần đầu Đại hội đại biểu Quân khu được tiến hành. Những vấn đề quyết định ở Đại hội có ý nghĩa rất lớn về lãnh đạo, chỉ đạo trong toàn Quân khu, đánh dấu một bước ngoặt mới trên bước đường đi lên của Quân khu, mở ra một thời kỳ mới – thời kỳ tích cực xây dựng hậu phương căn cứ Tây Bắc vững mạnh, làm tròn nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ đất nước và nghĩa vụ quốc tế.

LLVT Quân khu xây dựng hậu phương chiến lược vững mạnh, làm nghĩa vụ quốc tế, đánh thắng chiến tranh phá hoại, chi viện cho chiến trường Miền Nam, cùng cả nước đưa cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược tới thắng lợi hoàn toàn.

Thực hiện nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ thành quả của CNXH ở miền Bắc, làm tròn nhiệm vụ quốc tế, đồng thời chi viện tích cực cho cách mạng miền Nam tiến tới giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. LLVT Quân khu tích cực tham gia lao động sản xuất, một số đơn vị được tách ra thành lập các nông trường, công trường góp phần xây dựng những cơ sở và trung tâm kinh tế Tây Bắc.

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân các dân tộc Tây Bắc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế, dấu chân các chiến sỹ tình nguyện, các chuyên gia dân chính đảng…đã in đậm khắp bản làng của 6 tỉnh Bắc Lào. Tình đoàn kết liên minh chiến đấu Việt – Lào mãi mãi là biểu tượng cao đẹp của quan hệ đặc biệt keo sơn gắn bó giữa 2 dân tộc.

Từ tháng 5/1965 đến cuối năm 1972, Quân khu đã xây dựng được thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp, cùng quân và dân cả nước đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc. Lực lượng phòng không 3 thứ quân của Quân khu đã bắn rơi 339 máy bay phản lực hiện đại của địch (trong đó có 2 máy bay B52, 3 máy bay F111), bắt sống nhiều giặc lái; đặc biệt nhiều nơi dân quân các dân tộc đã dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay phản lực của Mỹ như: Nữ dân quân Yên Châu (Sơn La), dân quân xã Tiền Châu/ Yên Lãng, Đạo Trù/ Lập Thạch (Vĩnh Phú)… bảo vệ vững chắc hậu phương Tây Bắc; đó là những biểu hiện rõ nét sinh động của thế trận phòng không nhân dân Việt Nam đã đánh thắng vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ, tô thắm truyền thống anh dũng, chiến thắng, sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta.

Từ tháng 01/1965, Trung đoàn 174 đã có mặt và tham gia chiến đấu ở Sầm Nưa, giải phóng Hứa Mường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tiếp đó Trung đoàn 148, Trung đoàn 174 (Sư đoàn 316) đã tham gia hai chiến dịch Xiêng Khoảng – Mường Sủi giành thắng lợi to lớn, kết thúc đợt hoạt động mùa khô 1968 – 1969 của lực lượng tình nguyện Quân khu trên chiến trường các tỉnh Bắc Lào. Trong đợt chiến đấu này ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch, bắt 455 tên, gọi hàng 876 tên (chủ yếu là lực lượng đặc biệt Vàng Pao), thu hơn 1.700 súng các loại, bắn rơi và phá huỷ 32 máy bay, nhiều sở chỉ huy của địch bị tiêu diệt hoặc bị đánh thiệt hại nặng.

Trong chiến dịch Huế – Đà Nẵng, Sư đoàn 316 nằm trong đội hình chiến đấu của Quân đoàn 3 đã tham gia nhiều trận chiến đấu, ghi đậm những chiến công vang dội. Với thành tích loại khỏi vòng chiến đấu 6.715 tên địch, bắn rơi 4 máy bay, thu 26 khẩu pháo và trên 3.000 súng các loại. Góp phần tô thắm truyền thống “Quyết chiến quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

Xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975. (ảnh tư liệu)

Xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975. (ảnh tư liệu)

Trong sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước có: 209.000 thanh niên ưu tú con em các dân tộc Tây Bắc lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường. Nhiều đơn vị vinh dự được vào miền Nam chiến đấu, chia lửa cùng đồng bào miền Nam ruột thịt, chiến đấu trên các chiến trường và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, như Sư đoàn 316 anh hùng được vinh dự tham gia chiến dịch giải phóng Tây Nguyên với nhiệm vụ đánh trận mở màn then chốt giải phóng Buôn Ma Thuật và nằm trong  đội hình của Quân đoàn 3 đánh vào hướng tây bắc, cửa ngõ tiến vào Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử; giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc 30/4/1975.

(Theo báo Quân khu 2)

Các tin khác
Hơn 300 thành viên đạp xe diễu hành với chủ đề “Hành trình kết nối – Điện Biên trong trái tim tôi”.

Hoà trong không khí hào hùng của những ngày tháng 5 lịch sử và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng nay - 5/5, UBND thành phố Yên Bái tổ chức đạp xe diễu hành với chủ đề “Hành trình kết nối – Điện Biên trong trái tim tôi”.

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng nay - 5/5, thành phố Yên Bái tổ chức Lễ gắn biển Di tích Lịch sử Quốc gia Bến Âu Lâu.

Khách tham quan Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Thụy Du

Chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu” là nguồn cảm hứng cho văn nghệ sĩ, đặc biệt là giới nghệ thuật tạo hình suốt 70 năm qua. Gần đây, nhiều tác phẩm mới về đề tài này tiếp tục ra đời, làm dày thêm những câu chuyện lịch sử kể bằng nghệ thuật. Đó cũng là tín hiệu cho thấy mạch nguồn tự hào đang chảy mạnh mẽ và tiếp nối đến thế hệ sau.

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 07/5/2024) và 79 năm thành lập Chiến khu Vần (5/1945 - 5/2024), tối 4/5, UBND huyện Trấn Yên tổ chức ra mắt tour du lịch “Theo dấu chân anh hùng” và công diễn các tiết mục xuất sắc tại Hội thi “Em hát về địa chỉ đỏ”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục