Ký ức tháng Tư

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/4/2020 | 7:55:26 AM

YênBái - Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ thần thánh của dân tộc, nhiều người con của Văn Yên đã xung phong lên đường nhập ngũ, chiến đấu anh dũng để bảo vệ Tổ quốc.

Họ đã góp sức cùng cả dân tộc làm nên cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu non sông về một mối. Chiến tranh kết thúc, trở về cuộc sống đời thường, những người lính ấy vẫn không ngừng phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ”, góp phần xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh.

Nhớ lại những ngày tháng Tư của 45 năm về trước, cựu chiến binh (CCB) Triệu Đình Khỏe ở thôn Khe Hỏa, xã Tân Hợp, một trong những chiến sĩ của Trung đoàn 234 trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vẫn thấy hừng hực khí thế tiến công. Khi đó, ông là pháo thủ của đơn vị pháo phòng không, có nhiệm vụ bảo vệ xe tăng và bộ binh của ta đánh chiếm các mục tiêu. 

Sau khi tham gia Chiến dịch Tây Nguyên, một trong những chiến dịch quan trọng góp phần làm nên chiến thắng 30/4 sau này, đơn vị ông đã cùng nhiều tiểu đoàn khác giành thắng lợi ở mặt trận Buôn Mê Thuột, đánh chiếm đèo Phượng Hoàng ở Khánh Hòa, giải phóng Đà Lạt rồi tiến thẳng về Sài Gòn đánh chiếm các mục tiêu ở Cầu Bông, Trại Quang Trung. Sau đó, nhận lệnh làm một mũi tiến công đánh vào Bộ Tổng Tham mưu ngụy. 

Đặc biệt, khi đánh thẳng vào sào huyệt cuối cùng của địch, ông đã gặp lại người anh ruột của mình là Triệu Quốc Đinh cũng trong đoàn quân tiên phong tiến vào giải phóng Sân bay Tân Sơn Nhất. Năm 1984, ông phục viên trở về địa phương. Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Mỹ, ông bị nhiễm chất độc da cam. 

Tuy sức khỏe yếu nhưng ông đã tham gia nhiều hoạt động của địa phương, trong đó làm Chủ tịch Hội CCB xã Tân Hợp hơn 20 năm và Bí thư Chi bộ thôn, đặc biệt ông là điển hình làm kinh tế giỏi với thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng. 

Là lính lái xe Trường Sơn, CCB Lưu Kim Dung ở thôn 7, xã Mậu Đông không nhớ mình đã vận chuyển bao nhiêu tấn đạn dược, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm vào chiến trường miền Nam. Lái xe trên cung đường khúc khuỷu, giữa mưa rừng, gió núi và bom đạn, đối mặt với hiểm nguy nhưng ông Dung và đồng đội vẫn bền gan, vững chí. Mối quan tâm lớn nhất là phải giữ được xe và hàng chi viện an toàn. 

Mỗi chuyến hàng vận chuyển thành công là góp phần giảm bớt thương vong cho đồng chí, đồng đội nơi tuyến lửa. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, đơn vị ông nhận lệnh chở bộ đội của Sư đoàn 10 thuộc Quân đoàn 3 tiến về giải phóng Sài Gòn trong khí thế "Thần tốc - táo bạo - chiến thắng”. 

Trở về cuộc sống đời thường, ông tham gia nhiều vị trí chủ chốt của xã Mậu Đông cho đến năm 2013 nghỉ hưu. 66 năm tuổi đời và 42 năm tuổi Đảng, người lính Cụ Hồ ấy vẫn lặng lẽ đóng góp sức mình cho sự đổi mới đi lên của quê hương. 

Dù ở bất kỳ cương vị nào, ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước phân công được cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương tin yêu, kính trọng. Hiện nay, ông là Phó Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh huyện Văn Yên.

Ông Nguyễn Xuân Phong - Chủ tịch Hội CCB huyện Văn Yên cho biết: "Hiện nay, huyện còn khoảng 1.500 CCB tham gia kháng chiến chống Mỹ, trong đó có trên 450 CCB trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh đang sinh hoạt ở các chi hội CCB trong huyện. Sự gian khổ, ác liệt của những năm tháng chiến trường đã tôi luyện ý chí vươn lên, bản lĩnh quật cường của mỗi CCB trong cuộc sống đời thường. 

Phát huy bản chất "Bộ đội Cụ Hồ” và niềm tự hào của người chiến sĩ giải phóng miền Nam, những CCB Văn Yên trực tiếp tham gia phong trào phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình, khu dân cư văn hóa; động viên, khuyến khích con cháu cùng chung tay đóng góp công sức, trí tuệ vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước”. 

Chiến tranh đã lùi xa 45 năm, những CCB bên chiến hào năm xưa nay đã ở tuổi "xưa nay hiếm”, tài sản quý giá nhất đối với họ là những tấm huân, huy chương hiên ngang màu chiến thắng. Những ký ức, tâm trạng của những người lính đã tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam dù có khác nhau nhưng đều có cùng một điểm chung: Họ đã chiến đấu hết mình vì Tổ quốc, vì độc lập thống nhất nước nhà để rồi khi đất nước bình yên họ lại tiếp tục cống hiến để xứng đáng với những trang sử vẻ vang của dân tộc. 

Những tấm gương chiến đấu dũng cảm, những hồi ức của các CCB về một thời hoa lửa là minh chứng sống động, chân thực nhất về sự hy sinh, đóng góp của thế hệ cha anh vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng để các thế hệ Văn Yên hôm nay và mai sau mãi mãi ghi nhớ, tri ân.

Hồng Vân  

Tags ký ức tháng Tư Yên Bái xung phong nhập ngũ chiến đấu anh dũng

Các tin khác
Đại đội trưởng đặc công Phạm Duy Đô (cầm cờ) trong những ngày tháng 4/1975 lịch sử. Ảnh: T.L

Ngày 30/4/1975, sau khi xe tăng của quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, lực lượng đặc công cũng đã có mặt tại đây. Và ông Phạm Duy Đô, đại đội trưởng đơn vị đặc công đã lên tầng hai Dinh Độc Lập, rồi ra ban công phất cờ chiến thắng, làm tín hiệu cho bộ đội ta tiếp tục tiến vào…

Cuối tháng 3-1975, đồng chí Lê Đức Thọ từ miền Bắc vào Nam cùng đồng chí Phạm Hùng và Đại tướng Văn Tiến Dũng thay mặt Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo chiến dịch giải phóng Sài Gòn.

Ngày 22-4, tròn 45 năm trước, kế hoạch tiến công Sài Gòn-Gia Định đã được phê duyệt…

Các chiến sĩ phòng phông trực chiến bên pháo cao xạ ở cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa, tháng 12/1965.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ của dân tộc, hậu phương miền Bắc là chỗ dựa vững chắc cho tiền tuyến miền Nam với tinh thần 'Tất cả vì đồng bào miền Nam ruột thịt'. Cùng cảm nhận điều này qua loạt ảnh do các phóng viên quốc tế thực hiện.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi có một phần đóng góp của người dân Tây Nguyên

Cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã có những đóng góp không nhỏ làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975. Những đóng góp ấy cũng làm dày thêm “sử thi giữ đất, giữ nước” của buôn làng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục