Chiến thuật hầm hào - Yếu tố cốt lõi làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/3/2024 | 8:47:19 AM

Chiến thuật hầm hào trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đã thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và sự sáng tạo của quân đội nhân dân Việt Nam góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại.

Cách đây 70 năm, với vị trí chiến lược quan trọng, Điện Biên Phủ được quân đội Pháp xây dựng thành một tập đoàn cứ điểm hùng mạnh mà quân Pháp gọi là một "Pháo đài bất khả xâm phạm", là cái bẫy để nghiền nát quân chủ lực Việt Minh. Trước diễn biến trên chiến trường, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã quyết định đổi phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc".

Cùng với đó, lối đánh xung phong trực diện được chuyển sang đánh vây lấn, đào chiến hào áp sát cứ điểm của địch. Chiến thuật hầm hào là yếu tố cốt lõi góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ của quân đội nhân dân Việt Nam.

Những đường hào đầu tiên đổ xuống từ dãy núi Tà Lèng hướng tới cứ điểm Him Lam. Suốt 56 ngày đêm, chiến thuật hầm hào là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong toàn chiến dịch để thực hiện phương châm "đánh chắc, tiến chắc".


''Tiến đến đâu thì giao thông hào đến đấy, không có giao thông hào thì mình hy sinh'', ông Nguyễn Hữu Chấp, nguyên chiến sĩ Đại đoàn 312 cho biết.

Theo ông Ivan Cadeau, Nhà nghiên cứu lịch sử quân sự: ''Người Pháp theo dõi rất kỹ hệ thống hầm hào của Việt Minh qua đủ mọi nguồn từ tin tức tình báo hay không ảnh, biết được chính xác hệ thống này đi đến đâu thậm chí có thể dự đoán được ngày nào, căn cứ nào sẽ bị tấn công... nhưng sức mạnh của Việt Minh đúng là không thể lường được, không có tài liệu nào đề xuất giải pháp để chống lại được chiến thuật này''.

Chiến hào của Pháp mang tính phòng thủ. Chiến hào của quân đội Việt Nam chủ động từ xa đến gần, bao vây, chia cắt, tấn công và tiêu diệt từng cứ điểm của đối phương. Theo các tài liệu của Pháp, đến tháng 4 năm 1954, tổng chiều dài hệ thống chiến hào của quân đội Việt Nam đã lên khoảng 400km. Cuộc chiến đấu đào hào vô cùng gian khổ và ác liệt.

Sân bay Mường Thanh - điểm cốt tử của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đến 22/04/1954 hàng chục km chiến hào của quân đội Việt Nam đã tiến sát, cắt ngang sân bay Mường Thanh, triệt tiêu đường tiếp viện hàng không của Pháp.

Ông Pierre fllamen, Tiểu đoàn dù số 6, Quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ nói: ''Những ngày cuối cùng, không còn sân bay, chúng tôi thiếu thốn đủ thứ, thiếu vũ khí, lương thực nên chúng tôi không thể chiến thắng. Đơn giản là vậy, tất cả đã kết thúc''.

Đồi A1, căn cứ quan trọng bậc nhất của tập đoàn cứ điểm, đã sụp đổ khi một đường hầm được đào đi sâu vào trong lòng đồi A1, đưa vào một khối lượng lớn thuốc nổ đánh sập hầm ngầm cố thủ của địch, tạo một cửa mở quan trọng để quân đội Việt Nam tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm.

Chiến thuật hầm hào trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và sự sáng tạo của quân đội nhân dân Việt Nam, góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Điện Biên Phủ, đánh dấu đỉnh cao phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

(Theo VTV)

Các tin khác

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phát hành bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 – 2024)” trong tháng 4/2024. Đây là bộ tem thứ tám của Bưu chính Việt Nam về Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “... trận này quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”. Ảnh tư liệu

Ngay sau khi phát hiện quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, biến nơi đây thành tập đoàn cứ điểm “bất khả xâm phạm”, tháng 12/1953, Bộ Chính trị họp và hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, phân công Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Chiến dịch.

Phụ nữ các dân tộc tham gia dân công cùng bộ đội công binh làm đường từ Tuần Giáo vào Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu)

Chia lửa với chiến trường, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, phụ nữ ở hậu phương đã vô cùng tích cực lao động sản xuất làm ra nhiều lúa gạo tiếp tế cho tiền tuyến. Phụ nữ cũng trực tiếp làm đường, vận chuyển lương thực, thực phẩm, đạn dược...

Phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. (Ảnh: Bộ VHTT&DL)

Cục Văn hóa cơ sở phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục